NĂNG LỰC CỐT LÕI

Lợi thế cạnh tranh là điều mà hầu như mọi người, ai cũng có cho mình một ý tưởng về nó. Về bản chất, lợi thế cạnh tranh có 4 khối cơ bản để vượt trội (Hiệu quả vượt trội, Đáp ứng khách hàng vượt trội, Cải tiến vượt trội, Chất lượng vượt trội). Hầu như những người không được tiếp cận với các quan điểm quản trị đều có cái nhìn khá mơ hồ về lợi thế cạnh tranh này.




Về bản chất, cái nhìn mơ hồ còn bộc lộ khá rõ ràng trong việc tìm ra nguồn gốc căn bản của "Lợi thế cạnh tranh". Theo quan điểm quản trị dựa trên nguồn lực, lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực, Quan điểm quản trị dựa trên năng lực cốt lõi (Prahalad & Hamel ). Các quan điểm trên nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn lực đáng giá và có tính chất bền vững, Việc hoạch định chiến lược dài hạn dựa trên một nguồn lực ngắn hạn là một sai lầm. Quan điểm, công ty là tập hợp các năng lực cốt lõi với hình dung về một thân cây lớn. Với các năng lực cốt lõi được ví như rể cây, sản phẩm cốt lõi được ví như thân cây, và cuối cùng là hoa trái là các sản phẩm cuối cùng, được quản lý bởi các SBU.

Các công ty trên thế giới bắt đầu chuyển hướng sang hoạt động tập trung gắn với các sản phẩm cốt lõi của mình hơn, thay vì đa dạng hóa không kiểm soát. Họ cũng bắt đầu tập trung vào phát triển chiến lược dựa trên các năng lực cốt lõi. Tập trung vào cái tốt nhất của bản thân để phát huy, cạnh tranh dựa trên các năng lực cốt lõi. Gần đây sự thay đổi cơ cấu trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt cũng phản ánh sự nhận thức về năng lực cốt lõi như : Mai Linh gần đây đã cơ cấu lại tài sản để tập trung vào mãng vận tải hiện đang bị Vinasun lấn sân. Petro ngưng kinh doanh các hoạt động không liên quan đến dầu khí, tháng 11, công ty đã thoái vốn 3 công ty (Taxi Gas Petrolimex, Than Vàng Danh - TKV và Tổng công ty Dệt may Hà Nội)..v.v.

Trong góc nhìn Alan phan có nhận định, một trong những sai lầm của doanh nhân là việc đầu tư quá nhiều nơi, do có quá nhiều cơ hội kinh doanh. Cơ hội mang lại lợi nhuận ngắn hạn là cái bẫy cho các doanh nghiệp đầu tư, nhìn bề ngoài, đây có vẻ là cách để giảm rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức đầu tư gây lãng phí nguồn lực của công ty một cách vô tội vạ. Sẽ không thành vấn đề nếu đối phó với một nền kinh tế ổn định, nhưng lại là một sai lầm tai hại trong thực tế kinh doanh, vì: "không có gì không thay đổi, ngoài sự thay đổi". Doanh nghiệp sẽ quay như trong chóng nếu cứ loay hoay chạy theo những sự thay đổi ngắn hạn, sử dụng các nguồn lực ngắn hạn làm căn cứ hoạch định, hay sử dụng cái sản phẩm cuối cùng (hay thay đổi) làm nguồn cho hoạch định dài hạn.


Thang Bui.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét