ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Ngẫm về cái đạo kinh doanh, lâu nay tôi vẫn ngẫm rằng: " kinh doanh là một điều đối nghịch những điều mà tôi tin tưởng, kinh doanh chỉ là một hành động nhơ bẩn nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân". Tôi là một sinh viên ngành quản trị, nhưng đã chưa có một cái nhìn sâu sắc về vấn đề "đạo đức kinh doanh". nhìn chung quan niệm của tôi về những hoạt động kinh doanh là một quan niệm không thấu đáo, một quan niệm thể hiến cái nhìn của một kẻ ngoại "Đạo", cái nhìn thiếu tính bao quát của vấn đề :" Đạo kinh doanh".



Bàn về mục đích kinh doanh: có rất nhiều quan điểm về mục đích kinh doanh, nhưng nỗi trội nhất, mà thông thường những kẻ ngoại đạo hay nói nhất đó là :"tìm kiếm lợi nhuận". đây củng là lý do khiến cho nhiều người nhìn nhận kinh doanh là một thứ gì đó nhơ bẩn, mang bản chất bóc lột, biểu hiện của giai cấp tư bản củ (hay phú hộ, điền chủ). Không thể phủ nhận động cơ kinh doanh là tìm đến lợi nhuận, nhưng đây chỉ là phần đầu tiên, và là bề mặt dể nhìn thấy nhất của vấn đề. Nhìn xa hơn về cách phân phối lợi nhuận ta có thể thấy nó còn mang lại hai ý nghĩa vô cùng to lớn cho xã hội. Lợi nhuận được phân bổ theo bốn hướng (1) chia cổ tức (2) đóng thuế và lãi (3) Trách nhiệm xã hội (4) tái đầu tư mở rộng. Sự lớn mạnh và phát triễn của doanh nghiệp ở đây có thể nhìn thấy được hai cái lợi to lớn đối với xã hội. đó là : (i) thuế nguồn ngân sách chủ yếu cho nhà nước (ii) trách nhiệm xã hội. Nhiều người không nhìn thấy trách nhiệm xã hội to lớn của tầng lớp doanh nhân đó là tạo ra công ăn việc làm cho hàng tỷ người lao động. Sự ngưng trệ hoạt động của doanh nghiệp là sự mất đi thu nhập cho hàng tỷ người lao động. đây là cái đóng góp to lớn mà ta nên ghi nhận cho tầng lớp doanh thương ngày nay. có thể nói doanh nhân là người đứng mủi chịu sào cho hàng ngàn người phía sau họ.

Nhìn lại thực trạng đạo đức kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn nhìn nhận dưới góc độ của toàn xã hội về sản phẩm và dịch vụ mà nó tạo ra. Dưới góc nhìn xã hội, Doanh nghiệp mang lại niềm hạnh phúc cho các gia đình bằng sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp. Đây là mục đích cao cả của doanh nghiệp mà Peter Drucker Đã từng có bài viết về mục đích này, trong đó, ông đã phủ nhận quan niệm sai lầm về mục đích kinh doanh là lợi nhuận.(*).




Bàn về thực trạng đạo đức kinh doanh, có thể nói sự thoái hóa trong kinh doanh tại nước ta, củng như các nước đang phát triễn khác. Xu hướng chạy theo lợi nhuận làm suy tồi đạo đức kinh doanh, Có thể nhìn thấy điều này qua rất nhiều sự kiện gây "shock" trên báo giới ngày nay, thị thối, Ô nhiễm môi trường, lạm dụng sức lao động trẻ em...v.v. Điều này đã làm giấy lên mối lo nghại về đạo đức kinh doanh.

Vấn đề về đạo đức kinh doanh là một vấn đề xâu rộng, là vấn đề của toàn xã hội.Là một doanh nhân tương lai, cần nhận thức rõ cái nhìn của mình và coi trọng giá trị mà mình sẽ mang lại cho xã hội, Đây là điều mà tôi cũng như nhiều doanh nhân có thể tự hào khi kể lại sự nghiệp của mình cho thế hệ sau.

Tôi viết bài viết này, nhằm củng cố lòng tin của bản thân về nghề nghiệp mà tôi đang theo đuổi. đây là điều mà tôi có thể tự hào về nghề nghiệp của mình, và hãnh diện khi trò chuyện với thế hệ sau về nghề mà mình đã theo đuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét