Hiển thị các bài đăng có nhãn 1000 từ mỗi ngày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 1000 từ mỗi ngày. Hiển thị tất cả bài đăng

5 Sự thật về việc "Viết" mà tôi ước mình biết 20 năm trước.(prt1)

Truth No.1.
ảnh minh họa mirinda.com

Writing Truth Number 1: Sự nghiệp viết rất dài và quanh co.

Có một tin tốt là: Đa phần chúng ta không phải là những người mẫu. Chúng ta không có ‘hạn sử dụng’,  không buộc phải làm điều mình giỏi nhất ở tuổi 20, và, trên thực tế, đối với hầu hết hầu hết mọi người, công việc tốt nhất thường đến sau đó. Bạn đã 45 và bạn chưa từng xuất bản một quyển sách nào? 60? 65? Đừng lo lắng.

Giá trị


Nam có một cuộc thi quốc gia quan trọng trước mặt. Không có gì quan trọng hơn nó cả, cậu cáu gắt với người anh mình mẩy hôi hám chưa kịp tắm rửa. Cậu càu nhàu với người mẹ luôn nhắc nhở cậu phải tắm rửa và ngủ đúng giờ. Giờ đây cậu không có mối quan tâm nào khác là kỳ thi quốc gia này, và nếu vượt qua được cậu sẽ là một đòn chết bảy, có khi là mười để được vào một trường công lập. Ở đất nước này lạ lắm, ai cũng vào đại học, dù chẳng biết vào đó để làm gì. Anh Thông, đối diện nhà Nam rất tự hào vì vừa trúng tuyển vào trường Kinh tế quốc dân, dù anh vẽ rất đẹp và học cực siêu vật lý nên ba má quyết định anh phải học quản trị quốc tế để kiếm nhiều tiền. Bạn biết đấy, tỉ giá của mỗi quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến việc liệu bạn có thể đi du lịch thế giới hay không. Cụ thể là thế này, một người quét rác ở Úc (Australia) có thể kiếm khoảng 1400 Đô la Úc/Tháng (~25 000 000 VNĐ), còn một kỹ sư ở Việt Nam có thể kiếm được tận 7 triệu VNĐ/tháng(~400 Đô la Úc) cơ đấy. Và nếu qua Úc du lịch thì anh chưa thể mua nỗi cho mình một vé máy bay sang Perth. Nhưng người quét rác ở Úc thì cứ bay vòng quanh Việt Nam ấy chứ. Vì thế phải học kinh tế đối ngoại, phải kiếm tiền bằng tiền USD mới có cơ may đổi đời nhanh được. Lý luận của người nhà Thông nó thế.

Nam ức lắm, vì thấy cái lý của nhà anh Thông thấu tình đạt lý quá chừng. Buồn bực trong người, quyết tâm thi ngoại thương. Dù trước giờ Nam mù tịt sinh ngữ (là tiếng Anh đó mà). Ngu vãi chưởng, thế mà không hiểu sao ngoại thương cũng có thi khối A ; Ok chơi luôn, cần đếch gì, thi khối A là Ok, trước giờ toán, lý đối với Nam chỉ là trò vui. Đó là lý do mà Nam luôn phiền hà khi có ai đó làm phiền vì mấy chuyện cỏn con như ăn cơm, tắm rửa, ngủ nghỉ. Hầy, thấy vào được trường đại học có giá trị không ?

Anh của Nam rang xay cà phê bột, ở cái xứ này thì người ta rang xay cà phê mới có cái ăn. Ừ thì có ăn thật, nhưng anh của Nam phải làm lụng vất vã lắm mới có được cái thu nhập ngót 1500USD/tháng ở cái xứ rừng rú này thì 1500USD là to lắm, mà quên đó thu nhập của 3 người nhà Nam, đừng hoang tưởng. Ấy là năm nay thôi chứ hai ba năm trước thì có mà mơ à. Lúc mới làm, chầy chà chầy chậc mải mới bán được hàng, cạnh tranh với mấy lão làng thì thật hết biết, có mà lăn ra khóc lóc van nài. Ấy thế mà anh của Nam vẫn cứ làm, làm riết bền chí suốt 7 năm ròng. Ấy thế mà cái xứ này đến là lạ. Người ta thấy ai mà tay chân nhem nhuốc, suốt ngày bận đồ bẩn thỉu, mồ hôi mồ kê nhầy nhụa là thấy khiếp. Họ cứ nhờ nhợ thế nào ấy. Thấy người quét rát thì nhìn bằng ¼ con ngươi, thiệt tình. Anh Nam làm lụng đến là vất vã mà chẳng thấy ai nhìn anh bằng nữa con mắt khi gặp ảnh trong xưởng. Đến là kì lạ. Nhớ cái hồi còn chạy chiếc Wave Trung quốc cà tàn đi tiếp thị mới ức. Cà phê thì thằng nào chả như nhau, thế mà bác chủ quán bảo : “Người ta đi ô tô kia giao hàng còn chẳng ăn thua, chú mày đi thế này ai mà mua”. Thiệt đến là buồn cười, sanh buồn bực. Nam giục anh, chậc kệ, cái ngữ ấy đến là ngu, ai thèm chấp. Anh Nam phì cười một chàng dài bảo: “hahaha, an tâm đi, mấy năm nữa anh sắm chiếc xe con về chạy chơi”. Nói đùa thế mà thật, vài năm sau (5 năm từ lúc ấy) anh sắm được chiếc xe con con, tầm 17-18 ngàn USD gì đấy. Nó cũng chẳng phải sang trọng gì cho bỏ, nhưng nhà Nam vui lắm, cả xã của Nam mấy nhà có ô tô đâu. Đó có giá trị không nào ?

Bạn của Nam học cùng lớp với Nam, tên là Bình. Lười trẩy thây, Có điều thông minh, sáng dạ, copy đại tài. Thế là nhờ Nam mà cũng tốt nghiệp được phổ thông. Có điều Bình cóc cần cái bằng tốt nghiệp phổ thông ấy. Mấy năm tốt nghiệp xong Bình cùng gia đình sang Mĩ sinh sống. Mỹ là nước phát triển, phúc lợi tốt, mức sống cao, thu nhập cũng cao nốt. Thế là cần gì bằng đại học cơ chứ hằng ngày làm Waiter cũng được 10USD/giờ một tháng được khoảng 1920USD/tháng cũng đủ sài phè phởn, có điều ly cà phê bên đó mất 5USD mất rồi. Chết thật. ấy vậy chứ có làm sao. Anh của Nam làm cật lực 7 năm trời thế mà có dám bỏ ra ngàn đô nào mua cái vé máy bay sang Mĩ đâu. Đi quanh Việt Nam còn tiếc, vì tiền vé máy bay toàn tính bằng USD còn anh Nam chỉ thu nhập bằng VND (1USD=~21000VND) tiếc lắm. Đấy bạn thấy xuất cảnh sang mĩ có giá trị không ?

Nam vất vã lắm mới đánh bại được khoảng 6 nam nữ thanh niên ưu tú vào được trường ngoại thương. Mài mòn ghế nhà trường, đứng mòn bục thuyết trình, chạy bàn mòn mấy đôi giày để kiếm ít đồng. Cứ ngỡ ra trường sẽ kiếm được USD, ai dè càng học càng đuối trí, kiếm USD đâu hông thấy, thấy bàn toàn chuyện trên trời. Mấy anh chị ra trường khóa trước, trầy chà trầy chậc mãi mới có việc lương 150USD/tháng. Có người còn chẳng được. Thiệt tình. Đấy các bạn thấy giá trị chưa? Nhưng không sao, anh Nam là tay từng trải. Này chú, bi quan gì vậy, không gì đổi được nền tảng học vấn đâu. Tại anh ngốc, không thi đậu đại học thôi, chứ thi được anh cũng thi rồi. Giờ ra đường có cái mà lòe thiên hạ, còn có cái bụng kiến thức nữa, khi nào cần thì dùng đến. 78% người giàu coi trọng việc này đó em, còn nữa dân tộc thông minh nhất thế giới coi trí tuệ là tài sản lớn nhất, hơn tất cả tài sản trên thế gian này, chú biết vì sao không ? Thiệt, bây giờ thì biết rồi chứ hồi đó Nam chỉ nghĩ, thì có trí tuệ thì sẽ có vàng thôi chứ sao nữa. Ừ thì cũng đúng một phần, phần còn lại là chẳng thằng ăn cướp, ăn trộm nào lấy được trí tuệ của em hết. haha, Thấy tuyệt không ? Anh có thể kiếm vài đồng bỏ túi, nhưng tại anh ngốc nên không thể như người ta, vừa không phải lao động vất vã, vừa có thể kiếm nhiều tiền. Nói đến đấy, Nam nửa buồn, nửa vui. Nam thấy có người anh như vậy giá trị nhường nào!

Author – Thang Bui.

P/s : Đến giờ Nam vẫn đang bế tắc không biết phải làm gì tiếp vì đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, nhưng lúc nào cũng tự an ủi mình, tất cả cũng chỉ là tạm thời.

"Làm công" hay "làm chủ" ?

Làm công hay làm chủ, quẩn quanh với cái ý nghĩ cái nào tốt hơn cái nào khiến nhiều người bị quấn vào cái bẩy của bán hàng đa cấp. Tình cờ đọc một bài viết của bạn Phương trên facebook khiến tôi cũng có đôi chút bâng khuâng về việc này. Vì vậy, đây là bài viết để làm rõ hai ý niệm này, không cho nó có cơ hội quấy rầy tôi thêm lần nào nữa.

Làm công hay làm chủ cái nào tốt hơn cái nào ? trước tiên tôi xin định nghĩa hai từ này chút đỉnh. "Làm công" là tính từ dùng để chỉ người dùng năng lực của mình để thực hiện một công việc phục vụ một tổ chức, mà dĩ nhiên, tổ chức đó có thể do anh ta sở hữu hoạt không. "Làm chủ" tức là chiếm hữu tư liệu sản xuất, có nghĩa là không làm gì cả ngoài thể hiện một mối quan hệ sở hữu đối với tổ chức đó, nếu nói một cách chính xác thì là thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với khối tài sản của anh ta trong tổ chức đó. Từ " Làm chủ " còn được hiểu theo một nghĩa khác nữa là "có khả năng kiểm soát". Khi nói: " Người điên không làm chủ được bản thân - có nghĩa là người điên không có khả năng kiểm soát được chính bản thân anh ta". Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng, là làm công thì mất khái niệm làm chủ ở cách định nghĩa thứ 2. Và vì vậy, nếu đem hai hoạt động "làm công" hay "làm chủ" mà đi so sánh thì quả thật là hớ hênh. Chúng không hề gì đối lập nhau cả, mà cũng chẳng phủ nhận nhau. nếu bạn đem chúng mà so sánh thì giống như so sánh hai nghề Luật sư và kinh doanh cái nào tốt hơn. Haha, có người sẽ bảo luật sư, người bảo phi thương bất phú kinh doanh mới có tiền. ai cũng đúng cả, nhưng phải xem ta làm nghề đó như thế nào đã. Còn bản thân nó chẳng thể nói lên được tốt xấu. 

Dưới đây là những thứ hay ho tôi có thể nghĩ ra để dẫn cho cái sự sai lầm khi đi so sánh hai thứ này.

Nghị luận.

Hôm nay, tôi xin viết về hai câu thơ mà chắc nhiều người tâm đắc. Vì có lần giáo viên môn quản trị sự thay đổi của chúng tôi, trong lúc giảng dạy có lần trích dẫn.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Trích Xuân Diệu.


Tôi luôn lấy câu này làm tâm đắc để mà xoa đi cái nhục nhã mỗi lần tôi cảm thấy mình hành động bồng bột, nông nổi. Nó như thứ thúc đẩy tôi mỗi khi tôi muốn thối lui. Nói tuy có vẽ tiêu cực nhưng nó đã làm được công việc của một người quét rác.

Thật buồn cười khi, dùng nó để xóa đi cái nhục nhã của mình khi hành động ngu ngốc. Nhưng hỡi ôi, liệu có ai chưa từng hành động ngu dại, mà quả nếu có thì đó là một kẻ ngu dại suốt đời làm một điều ngu dại đó là dấu đi cái ngu dại mà anh ta làm. Anh ta luôn cho đó là vết nhơ, lau lau, chùi chùi, thế là chẳng ra làm sao cả anh ta làm hỏng tất cả.
Cũng thật thú vị thay, khi câu thơ lại quét giúp tôi cái nỗi sợ hải vì phải hành động. Nó an ủi tôi rằng, thà ngu dại một lần còn hơn không bao giờ ngu dại, vì cuộc sống ta vốn là những điều ngu dại cơ mà. Một người bạn Úc của tôi, từng cho tôi câu tiếng anh như thế này : " It is better to have loved and lost, than to never have loved at all". làm tôi như mở cờ mà cứ bước tiếp dù .. có thể đó là hành động ngu dại nữa mà tôi đã làm. 

Không biết được khi nào tôi đã thuê "nó" làm cố vấn cho mình. Vì "nó" có tài thuyết phục thực rất tài tình,"nó" làm lu mờ đi cái ý nghĩ an phận đang lãi nhãi trong đầu tôi. 
-  Dừng lại, nghỉ ngơi đi, mày đừng tiếp tục hành động ngu ngốc nữa, hãy xem người ta kìa, nhàn nhã, thoải mái chẳng phải lo gì kìa, tránh voi chả hổ mặt nào. 
Còn anh ta thì cứ y như là nắm được cái thóp lười nhác của tôi mà nhằn.
- Nó :  Này anh bạn, chớ có nghĩ bậy, anh tránh được một con voi, chứ không tránh được hết thảy đàn voi. Anh mà cứ tránh thế này thì khi không tránh được anh chỉ có chết mà thôi. 
Ngẫm lại thì thơ xuân Diệu đúng. Nhưng cái ý nghĩ an phận của mỗi người lại mạnh hơn bất kỳ ý nghĩ nào khác, nó cãi:
- Anh cứ lo xa, ta tránh được một con thì ắc tránh được hai con, bầy voi thì kể gì. 
Nói đến đây thì thơ xuân diệu có vẽ bí, nhưng anh lại bẻ:
- Anh mà mỗi lần thấy voi là anh tránh, đến khi nào anh mới hết tránh đây ? Huống chi mỗi lần tránh là một lần nhục, như thế thì khác nào kẻ hành khất không có nơi nương thân.
Thực chẳng biết làm sao nhưng anh an phận lại bẻ, 
- Ta giử được mạng là tốt rồi, lo gì không có nơi ẩn náu. 
Nói đến đây thì tôi thấy hơi xấu hổ vì anh an phận, nhưng mà cũng có phần đồng tình, vì còn nước còn tác mà. Thơ xuân Diệu bài bác:
- Sống mà không bằng chết, chết sướng hơn, huống gì đây không phải là sống nữa mà là "sống mòn", người ta sống thì ngước mặt lên trời nhìn trời xanh, kẻ như anh sống thì cuối đầu mà đi. Người ta sống coi danh tiết quan trọng, anh sống coi mạng sống là quan trọng, danh tiết còn mãi, mạng sống trăm năm tất diệt. Anh chỉ lo cho cái có hạn mà bỏ đi cái vô hạn thì chẳng phải anh đang mòn mỏi với cái thân thể trăm năm của anh đấy sao. 
Càng nghe tôi càng thấy nhục và chẳng thể nào tiếp tục nghe lời của kẻ an phận nữa, thế là tôi ký hợp đồng dài hạn với thơ Xuân Diệu. Thế là trong lời bàn ông cho tôi thêm một lời khuyên nữa.

Xuân còn trẻ nghĩa là xuân sẽ già
Xuân đương đến đến nghĩa là xuân đương qua
....
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân.
-vội vàng , Xuân Diệu.


Nó là người động viên tôi ra tiền tuyến để mà bị bắn, và cũng là người trị thương cho tôi mỗi khi tôi bị đạn bắn trúng. Tôi chưa thấy khi nào nó rời xa tôi cả, thật tức cười khi quyết định làm việc gì tôi cũng hỏi đến nó và khi như muốn chết đi thì nó lại cứu tôi lại để mà bước tiếp. Câu động viên này còn thú vị hơn cả thảy thứ đồ chơi nào, và là bác sỹ tâm lý giỏi nhất.


Tiến bộ

1000 từ hôm nay sẽ nói về Tiến bộ.

Thử lục tìm một định nghĩa về tiến bộ: vì lục tìm trên wiki chưa có căn cứ gì cho tính từ tiến bộ này nên đành tự định nghĩa theo cách hiểu của bản thân trước giờ vậy, hy vọng nó phù hợp. Khi nào có điều kiện chắc sẽ tìm một cuốn từ điển tiếng việt để tham khảo.
       Tiến bộ là từ dùng để chỉ sự đi lên theo chiều hướng tốt đẹp hơn của một thực thể ngược lại với nó là lạc hậu. Trong tiếng anh tiến bộ có nghĩa là progress(v) hay advance(v), vì tiến bộ thường đề cập đến một tiến trình (progress in noun) hơn là một thực thể tĩnh.  vì ngữ nghĩa hán việc còn kém nên không dám phân tích sang cái ngữ nghĩa này, đành gác lại ngữ nghĩa này vậy.  

       Tôi chỉ viết về những suy nghĩ về tiến bộ cá nhân.
Có câu : "Hơn thua chi với người đời, ngày nay ta phải hơn mình hôm qua". Phải chăng khuyên người ta nên nhìn vào sự tiến bộ của bản thân hơn là nhìn vào cái hơn thua với đời.

Lại nói : " Quân tử 3 ngày không gặp, phải ngước mắt nhìn". Phải chăng là người quân tử thì tiến bộ rất nhanh.

Như vậy phải nói tiến bộ với cá nhân là vô cùng cần thiết, và với một người quân tử thì tiến bộ là thứ bình thường. Nhưng có hai cách mà người ta nhìn vào sự tiến bộ cá nhân. (1) một là nhìn vào cái tốt mà phát huy nâng cao (2) là nhìn vào cái xấu mà xóa đi, sửa chữa. Tiến bộ nào cũng dựa trên hai cái nói trên hết. Người Do thái thích cái trước hơn (1), họ tập trung vào điểm mạnh để phát huy hơn là nhìn nhận cái xấu mà sửa. Trong những tư tưởng quản trị của Peter Drucker cũng thể hiện quan điểm này rất rỏ rệt - trong ấn bản quản lý bản thân Havard business review. Riêng về nho gia thì họ thích nhìn vào cái sai mà sửa hơn từ đó sửa mình đến với cái chân, thiện, mỹ,.... tôi đọc tứ thư thì thấy vậy - đó là quan điểm cá nhân. Về những bài viết học thuật sau này tôi được tìm đọc, thì họ lại kết hợp cả hai, thự ra thì học thuyết của những vị nói trên đều kết hợp cả hai cái nguyên nhân tiến bộ này, nhưng họ thiên về bên nào nhiều hơn thôi.

Nói như vậy thì tiến bộ cá nhân cần phải dựa trên một thứ đó là phân tích bản thân. Nói đến đây, tôi nghỉ ngay đến công cụ phân tích phản hồi mà Peter Drucker đã đăng trong vài viết của mình, đây sẽ là công cụ hữu ích cho các bạn sử dụng - Đọc những nguyên  lý quản trị bất biến -NXB trẻ.  Tiến bộ là một điều tuyệt vời, vì nó có thể đưa ta tới cái nơi mà chính chúng ta cũng không ngờ tới được. Để không phải sống mòn thì tiến bộ phải luôn kèm cặp ngay trong đầu, trong gan, phổi... mỗi chúng ta, phải coi tiến bộ là điều sống còn, không có nó thì coi như đời ta dần tiến về với các bụi.

- Nguyễn Bùi Thắng .

Cao nguyên Đắc Lắc

Từ ngày hôn nay, mỗi ngày tôi cam  kết với bản thân là phải viết cho kỳ được 1000 từ/ngày. Dù dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này giúp tôi rèn luyện cái lỗi chính tả tai hại mà tôi đang mắc phải.

Cao Nguyên Đắc Lắc

Tôi đang sống trên vùng đất phù hợp nhất với việc trồng cà phê tại Việt Nam, cao nguyên Đắc Lắc. Vùng đất bazan màu mở này là vùng đất chứng kiến khá nhiều thứ điên khùng mà cũng lắm phi thường. Trước đây người dân ở đây thường là người Ê  Đê, dân cư mới hiện tại ở đây chủ yếu là dân chuyển cư, họ đến từ rất nhiều nơi khác nhau trên đất nước. Họ đi theo diện kinh tế mới, chuyển cư, hoạt chẳng theo diện nào cả. Hiện nay, vào mùa cà phê tháng 10-12 có hàng ngàn (*) người lên vùng đất này để kiếm ít tiền sinh nhai lúc nông nhàn. Chính điều này khiến cho vùng đất này nhiều thị phi đến vậy.

Vùng đất này không nổi tiếng về buôn lậu gỗ cho lắm vì nói cho cùng, Đắc Lắc cũng chẳng còn gỗ quý mà buôn. Nó nổi tiếng nhờ vào cà phê, điều làm cho nó nổi tiếng hơn cả. Cà phê là vàng đen của vùng này, tuy nhiên, giống như bất kỳ vùng trồng cà phê nào trên thế giới. Với vàng trong tay, họ vẫn nghèo như không có gì, chỉ trừ những đại lý buôn bán nông sản. Đó là điều khiến cho người đàn ông mang tên Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp trong nghề chế biến cà phê. Nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam khi xuất khẩu là vấn đề mà ông quan tâm nhất. ông đã có vẽ thành công, nhưng trên phương diện nâng cao giá trị cho cà phê Việt thì còn chưa đến nơi. Người nông dân vẫn không khá lên được. Dù họ có tài sản để dành, cho con đi học đại học, nhưng họ sẽ chẳng có gì vào ngày mai, hoạt sẽ mất trắng nếu thị trường cà phê trở lại thời kỳ kinh hoàng(***), giá cà phê chỉ còn 2-3 000/kg, mà họ chẳng hề hay biết. Và cà phê hiện tại của Việt Nam vẫn chỉ là cà phê Robusta, cà phê có giá trị thấp. Nhưng đứng trên góc độ của nhà kinh doanh, ông đã thành công với chiến lược khác biệt hóa của mình và chương trình nhượng quyền thương hiệu. Thêm một điều thú vị, đây là nơi sinh ra Trịnh Công Sơn, dù ông là người Huế, nhưng được sinh tại Buôn Ma Thuật. ....

Vì sao tôi lại nói đến đây là vùng đất có nhiều thứ điên khùng. Khi tôi muốn tìm hiểu thêm thông tin về vùng đất mình sinh sống, tôi đã không ngần ngại nhờ Google Alert. Nhưng bạn biết tôi nhận được gì hằng ngày không ? Giết người, hiếp dâm, cướp của.... Và những thứ đại loại thế. Điên khùng quá, và thực sự tôi cũng có chứng kiến nhiều thứ điên khùng trước mắt mình bởi cái xã hội quá hoang sơ và cũng quá phức tạp này. Thêm vào đó, người ăn xin thì đầy rẫy, tôi không hiểu đâu ra mà lắm thế. Không lẽ người ở đây nghèo đến thế ?  khi vào khu du lịch ngày tết thì họ ngồi từ đầu cầu thang cho tới cuối, thật là một cảnh tượng kinh hoàng, nếu tất cả đều là thực thì cái xã hội này loạn.

... vì những hiểu biết hạn hẹp của mình tôi chỉ có thể viết đến đây, tô sẽ viết thêm khi có thêm những điều thú vị hay những điều chướng tai gai mắt.