TẬP ĐOÀN VIỆT

           Một câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện nay là vì sao hàng loạt các tập đoàn kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái ?
            Sự đổ vỡ của hàng loạt các tập đoàn kinh tế Việt Nam như : Vinashin, EVN, Hoàng Anh - Gia Lai... Đứng dưới góc độ một nhà phân tích chiến lược, với một cái nhìn tổng quan, Sự thất bại của các tập đoàn trên đều do việc đa dạng hóa bị sai lệch. Việc đầu tư dàn trải, không tập trung chú trọng vào các năng lực cốt lõi hay sản phẩm cốt lõi mà nó vốn có. Nó là nguyên nhân chính yếu dẫn đến kết quả kinh doanh "tồi tệ" tại các tập đoàn kinh tế nước ta. Cái nhìn khá hạn hẹp trong đầu tư làm giảm tính cạnh tranh của công ty, Nếu phân tích doanh thu của các tập đoàn trong nước thì khó mà có thể thấy được lĩnh vực mà nó tập trung ở đây.

             Vinashin đầu tư dàng trải, đầu tư vào rất vào các dự án ngoài ngành (như điện, thép, tài chính...) mà tập đoàn không có kinh nghiệm, dẫn tới nhiều dự án hiệu quả thấp, hoặc chưa hoàn thành vì thiếu vốn, gây đình trệ và lãng phí rất lớn vốn. Trong khi khả năng cốt lõi của Vinashin lại là đóng tàu lại không được đầu tư một cách đúng mức, dành 200 triệu USD mua lại 6 chiếc tàu đã 22-26 năm tuổi, tại công ty con vận tải viễn dương. Sở hữu hệ cơ sở hạ tầng khổng lồ về tàu biễn nhưng lại có thề đóng ra một con Tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử 1 chuyến đầu tiên (và cũng là chuyến cuối cùng) chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8 tỷ, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho việc chở đã tới hơn 4 tỷ đồng (bao gồm tiền dầu, phí bảo đảm hàng hải, tàu lai, vật tư, phí tàu kéo lash con, lương thủy thủ, phí hoa tiêu...). Thời gian hoàn thành chuyến hàng đầu tiên này cũng đạt mức kỷ lục: gần 2 tháng. Từ đó đến nay, nó được đắp chiếu nằm tại Nhà Bè- Sài Gòn. Chất lượng những tàu đóng mới dán mác Vinashin đã ở mức báo động.

Cơ cấu doanh thu Hoàng Anh - Gia Lai.
        Hoàng Anh - Gia Lai, là một doanh nghiệp điễn hình trong đa dạng hóa không trọng tâm. 32 công ty con với 6 lĩnh vực hoạt động. Việc dấn thân vào các ngành nghề kinh doanh hấp dẫn một cách mạo hiểm, không quan tâm đến trọng tâm kinh doanh của tập đoàn là một hành động không nghĩ đến năng lực cốt lõi. Việc đầu tư vào các ngành như: khai khoán, xây dựng và kinh doanh thủy điện, phát triễn căn hộ để bán hoặc cho thuê, khách sạn khu nghĩ dưỡng... Có quá nhiều lĩnh vực mà Hoàng Anh-Gia Lai không phải là một chuyên gia. Thứ mà Hoàng Anh Gia Lai có ở đây chỉ là sức mạnh tài chính, cái mà có rất nhiều công ty khác có thể bắt kịp một cách nhanh chóng thông qua các kênh đầu tư đang phát triển một cách nhanh chóng. 

             

          Một cái nhìn đúng đắn trong cái nhìn đầu tư : Quan điểm công ty là tập hợp các năng lực cốt lõi của prahalad và Hamel. Cho ta một cái nhìn đúng đắn về cách vận hành của một tập đoàn đa dạng hóa. Việc nhìn nhận công ty là tập hợp của các năng lực cốt lõi thể hiện trong cái nhìn về : Năng lực cốt lõi, Sản phẩm cốt lõi, và các sản phẩm dịch vụ cuối cùng. ( Các tập đoàn Việt Nam chỉ nhìn vào các sản phẩm cuối cùng của mình). Việc nhận ra, hay sáng tạo ra năng lực cốt lõi là vấn đề vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triễn của công ty. Bởi vì nguồn gốc căn bản trong trạnh tranh giửa các công ty "giỏi" là cạnh tranh trên năng lực cốt lõi. Các công ty không nhìn nhận được những năng lực của mình thì việc bị loại khỏi vòng cạnh tranh là tất yếu. 
       Khái niệm sản phẩm cốt lõi đưa ra để phân biệt giửa thị phần thương hiệu ( các sản phẩm cuối cùng), và   các thị phần chế tạo của nó. Dù thị phần máy in lazer cảu canon là rất nhỏ tuy nhiên nó lại chiếm đến 84% thị phần của thế giới về màn hình in lazer.  
        Cái chung trong sự thất bại của các tập đoàn kinh tế VN nằm trong chiến lược phát triển. Các tập đoàn đã quá đề cao cái lợi trước mắt, xuất phát từ mức sinh lợi cao trong ngành, mà không nhìn nhận, đánh giá đến cái cốt lõi của bản thân doanh nghiệp. Việc đa dạng hóa không liên quan thể hiện sự sai lầm trong kinh doanh của các tập đoàn kinh tế Việt.  Cái mà các tập đoàn kinh tế Việt Nam nhìn thấy khi đầu tư đó là các sản phẩm cuối cùng. vì vậy, đã dẩn đếnmột thiếu sót to lớn trong đầu tư phát triễn.

- Thang Bui - 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét