Nghị luận.

Hôm nay, tôi xin viết về hai câu thơ mà chắc nhiều người tâm đắc. Vì có lần giáo viên môn quản trị sự thay đổi của chúng tôi, trong lúc giảng dạy có lần trích dẫn.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Trích Xuân Diệu.


Tôi luôn lấy câu này làm tâm đắc để mà xoa đi cái nhục nhã mỗi lần tôi cảm thấy mình hành động bồng bột, nông nổi. Nó như thứ thúc đẩy tôi mỗi khi tôi muốn thối lui. Nói tuy có vẽ tiêu cực nhưng nó đã làm được công việc của một người quét rác.

Thật buồn cười khi, dùng nó để xóa đi cái nhục nhã của mình khi hành động ngu ngốc. Nhưng hỡi ôi, liệu có ai chưa từng hành động ngu dại, mà quả nếu có thì đó là một kẻ ngu dại suốt đời làm một điều ngu dại đó là dấu đi cái ngu dại mà anh ta làm. Anh ta luôn cho đó là vết nhơ, lau lau, chùi chùi, thế là chẳng ra làm sao cả anh ta làm hỏng tất cả.
Cũng thật thú vị thay, khi câu thơ lại quét giúp tôi cái nỗi sợ hải vì phải hành động. Nó an ủi tôi rằng, thà ngu dại một lần còn hơn không bao giờ ngu dại, vì cuộc sống ta vốn là những điều ngu dại cơ mà. Một người bạn Úc của tôi, từng cho tôi câu tiếng anh như thế này : " It is better to have loved and lost, than to never have loved at all". làm tôi như mở cờ mà cứ bước tiếp dù .. có thể đó là hành động ngu dại nữa mà tôi đã làm. 

Không biết được khi nào tôi đã thuê "nó" làm cố vấn cho mình. Vì "nó" có tài thuyết phục thực rất tài tình,"nó" làm lu mờ đi cái ý nghĩ an phận đang lãi nhãi trong đầu tôi. 
-  Dừng lại, nghỉ ngơi đi, mày đừng tiếp tục hành động ngu ngốc nữa, hãy xem người ta kìa, nhàn nhã, thoải mái chẳng phải lo gì kìa, tránh voi chả hổ mặt nào. 
Còn anh ta thì cứ y như là nắm được cái thóp lười nhác của tôi mà nhằn.
- Nó :  Này anh bạn, chớ có nghĩ bậy, anh tránh được một con voi, chứ không tránh được hết thảy đàn voi. Anh mà cứ tránh thế này thì khi không tránh được anh chỉ có chết mà thôi. 
Ngẫm lại thì thơ xuân Diệu đúng. Nhưng cái ý nghĩ an phận của mỗi người lại mạnh hơn bất kỳ ý nghĩ nào khác, nó cãi:
- Anh cứ lo xa, ta tránh được một con thì ắc tránh được hai con, bầy voi thì kể gì. 
Nói đến đây thì thơ xuân diệu có vẽ bí, nhưng anh lại bẻ:
- Anh mà mỗi lần thấy voi là anh tránh, đến khi nào anh mới hết tránh đây ? Huống chi mỗi lần tránh là một lần nhục, như thế thì khác nào kẻ hành khất không có nơi nương thân.
Thực chẳng biết làm sao nhưng anh an phận lại bẻ, 
- Ta giử được mạng là tốt rồi, lo gì không có nơi ẩn náu. 
Nói đến đây thì tôi thấy hơi xấu hổ vì anh an phận, nhưng mà cũng có phần đồng tình, vì còn nước còn tác mà. Thơ xuân Diệu bài bác:
- Sống mà không bằng chết, chết sướng hơn, huống gì đây không phải là sống nữa mà là "sống mòn", người ta sống thì ngước mặt lên trời nhìn trời xanh, kẻ như anh sống thì cuối đầu mà đi. Người ta sống coi danh tiết quan trọng, anh sống coi mạng sống là quan trọng, danh tiết còn mãi, mạng sống trăm năm tất diệt. Anh chỉ lo cho cái có hạn mà bỏ đi cái vô hạn thì chẳng phải anh đang mòn mỏi với cái thân thể trăm năm của anh đấy sao. 
Càng nghe tôi càng thấy nhục và chẳng thể nào tiếp tục nghe lời của kẻ an phận nữa, thế là tôi ký hợp đồng dài hạn với thơ Xuân Diệu. Thế là trong lời bàn ông cho tôi thêm một lời khuyên nữa.

Xuân còn trẻ nghĩa là xuân sẽ già
Xuân đương đến đến nghĩa là xuân đương qua
....
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân.
-vội vàng , Xuân Diệu.


Nó là người động viên tôi ra tiền tuyến để mà bị bắn, và cũng là người trị thương cho tôi mỗi khi tôi bị đạn bắn trúng. Tôi chưa thấy khi nào nó rời xa tôi cả, thật tức cười khi quyết định làm việc gì tôi cũng hỏi đến nó và khi như muốn chết đi thì nó lại cứu tôi lại để mà bước tiếp. Câu động viên này còn thú vị hơn cả thảy thứ đồ chơi nào, và là bác sỹ tâm lý giỏi nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét