Luận về Việc Học.

                      Nghe tam tự kinh Viết : “ Nhỏ không học, lớn làm chi”, mà ngẩm lại ý nghĩa của việc học. Hỏi học sinh mình học để làm gì ? chúng bảo, học để thi lên lớp chứ làm gì, làm bài kiểm tra không được thì toi mạng. Chúng nó có vẽ rõ về việc học quá, về phần mình, tôi còn chưa hiểu lắm ý nghĩa của việc học, nên viết bài luận này.
                      Khổng tử nói: “học mà không nghĩ thì vô dụng, nghĩ mà không học thì bế tắc”. Vậy phải chăng học là để khỏi bị bế tắc trong suy nghĩ ? phần này có vẽ hợp lý. Nhưng nếu chỉ có thế thì việc học quả vô dụng quá, chắc không dừng lại ở đây. Ở VN người ta học để có cái bằng trong tay, có nó  thì quý lắm chứ không phải chơi, thời này mà không có cái bằng tốt nghiệp cấp ba người ta kinh choi thối mặt, thối mày, tệ hơn là bạn sẽ không tìm ra được việc gì để kiếm ăn nếu không có nó đâu. Phải chăng đây là phần hửu dụng của việc học, nói thế thì việc học sẽ ngưng lại ngay khi ai đó có một tấm bằng. Thế thì bảo Dacuyn là nói sằn sao ? nghe có lần ông bảo : “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vậy thì chắc ý nghĩa của việc học còn cao xa hơn cái “bằng” mà một tổ chức nào đó cấp cho. Truy tìm ý nghĩa của việc học tôi lại đi tìm đến triết lý giáo dục Mỹ, nghe nói, mục đích tối cao của việc học là tự học. Phải chăng là vậy, phải chăng là con người ta không thể nào đi đến cái cùng cực của việc học. Lại nghe nói, tri thức của ta như hạt cát trong xa mạt, phải chăng là học thì làm gì có điểm dừng. Vậy thì việc học để có một công việc, tấm bằng là thứ yếu rồi, nó chắc chỉ là một chặn đường trong một cuộc hành trình dài thôi vậy. Vậy thì chắc cần phải xem lại triết lý giáo dục ở ta.
                          Nghe người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, nên chắc họ cũng coi trọng việc học lắm. Hẳn vậy, họ coi việc học tập tri thức là một đầu tư khôn ngoan nhất, có tầm nhìn nhất. Nhưng lại thấy họ coi trí thức chỉ là thứ yếu thôi, thứ quan trọng nhất mà họ coi trọng hơn cà tiền bạc đó là Trí tuệ. Thực vậy, tri thức chỉ là một đống bùi nhùi, vô tích sự nói không chừng nó còn làm cho ta loạn. Nhưng việc học tập tri thức, và biến tri thức thành trí tuệ là mục đích của học tập vậy. Đến đây thì có phần tương đồng với cái điều mà tôi nghe ở trên, nhắc lại thêm lần nữa củng không thừa, “học mà không nghĩ thì bế tắc, nghĩ mà không học thì vô dụng”. Phải chăng khi phá vỡ bế tắc rồi, con người ta sẽ có được trí tuệ. Tôi cho là phải. Tôi kết luận, ý nghĩa của việc học là có được trí tuệ.
                    Nghe nói: “biết mà học không bằng vui mà học, vui mà học không bằng yêu thích mà học” thế nên cái học cũng cần có một động lực vậy. Khi chưa biết đạo thì cố tìm hiểu sao cho ra, tìm chưa ra thì mất ăn mất ngủ, khi biết đạo rồi thì vui mừng khôn xiết. Phải chăng đây là tính cách cần thiết của một người học.
Đọc sách sẽ là cách tốt để học, nghe nói, đọc sách mà tin cả sách thì đừng đọc sách. Sự nghi ngờ là yếu tốt quan trọng của học tập. Người Do Thái rất thích đặt câu hỏi tại sao ? và từ đó có được những câu trả lời bất ngờ lắm. Thánh kinh Tamuld có viết “Những câu hỏi hay, sẽ có câu trả lời hay”. Thích ca cũng giảng về việc nghi ngờ tất cả, biết đâu trong than bùn lại chứa kim cương.
                      Quan sát là cách tuyệt vời hơn để học, nhưng đôi khi người ta quan sát như không, có nhìn mà như đuôi mù. Vì quan sát cần phải tập trung và nhìn nhận cần phải tỉ mỉ và sáng suốt, tỉ như thầy bói xem voi thì không được gì. Cái này chắc tìm “óc sáng suốt” của Nguyễn Duy Cần mà đọc là hơn cả.

                      Sự học là trọn đời, vì học là cách nuôi dưỡng mầm sống tươi trẻ trong ta. Nhà trường ở ta hay có câu : “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Quả là nực cười khi so sánh cây với người, cây 10 năm thì chết, người trăm năm thì mất. Thật là sai lầm, vì học có thể khiến bạn chết rồi vẫn vang danh, như Nguyễn Du, Lương Văn Can... cây đốn rồi vẫn còn nhiều hữu dụng, như hương, như Chắc, ... nên học, nên học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét