"Làm công" hay "làm chủ" ?

Làm công hay làm chủ, quẩn quanh với cái ý nghĩ cái nào tốt hơn cái nào khiến nhiều người bị quấn vào cái bẩy của bán hàng đa cấp. Tình cờ đọc một bài viết của bạn Phương trên facebook khiến tôi cũng có đôi chút bâng khuâng về việc này. Vì vậy, đây là bài viết để làm rõ hai ý niệm này, không cho nó có cơ hội quấy rầy tôi thêm lần nào nữa.

Làm công hay làm chủ cái nào tốt hơn cái nào ? trước tiên tôi xin định nghĩa hai từ này chút đỉnh. "Làm công" là tính từ dùng để chỉ người dùng năng lực của mình để thực hiện một công việc phục vụ một tổ chức, mà dĩ nhiên, tổ chức đó có thể do anh ta sở hữu hoạt không. "Làm chủ" tức là chiếm hữu tư liệu sản xuất, có nghĩa là không làm gì cả ngoài thể hiện một mối quan hệ sở hữu đối với tổ chức đó, nếu nói một cách chính xác thì là thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với khối tài sản của anh ta trong tổ chức đó. Từ " Làm chủ " còn được hiểu theo một nghĩa khác nữa là "có khả năng kiểm soát". Khi nói: " Người điên không làm chủ được bản thân - có nghĩa là người điên không có khả năng kiểm soát được chính bản thân anh ta". Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng, là làm công thì mất khái niệm làm chủ ở cách định nghĩa thứ 2. Và vì vậy, nếu đem hai hoạt động "làm công" hay "làm chủ" mà đi so sánh thì quả thật là hớ hênh. Chúng không hề gì đối lập nhau cả, mà cũng chẳng phủ nhận nhau. nếu bạn đem chúng mà so sánh thì giống như so sánh hai nghề Luật sư và kinh doanh cái nào tốt hơn. Haha, có người sẽ bảo luật sư, người bảo phi thương bất phú kinh doanh mới có tiền. ai cũng đúng cả, nhưng phải xem ta làm nghề đó như thế nào đã. Còn bản thân nó chẳng thể nói lên được tốt xấu. 

Dưới đây là những thứ hay ho tôi có thể nghĩ ra để dẫn cho cái sự sai lầm khi đi so sánh hai thứ này.

Luận về Việc Học.

                      Nghe tam tự kinh Viết : “ Nhỏ không học, lớn làm chi”, mà ngẩm lại ý nghĩa của việc học. Hỏi học sinh mình học để làm gì ? chúng bảo, học để thi lên lớp chứ làm gì, làm bài kiểm tra không được thì toi mạng. Chúng nó có vẽ rõ về việc học quá, về phần mình, tôi còn chưa hiểu lắm ý nghĩa của việc học, nên viết bài luận này.
                      Khổng tử nói: “học mà không nghĩ thì vô dụng, nghĩ mà không học thì bế tắc”. Vậy phải chăng học là để khỏi bị bế tắc trong suy nghĩ ? phần này có vẽ hợp lý. Nhưng nếu chỉ có thế thì việc học quả vô dụng quá, chắc không dừng lại ở đây. Ở VN người ta học để có cái bằng trong tay, có nó  thì quý lắm chứ không phải chơi, thời này mà không có cái bằng tốt nghiệp cấp ba người ta kinh choi thối mặt, thối mày, tệ hơn là bạn sẽ không tìm ra được việc gì để kiếm ăn nếu không có nó đâu. Phải chăng đây là phần hửu dụng của việc học, nói thế thì việc học sẽ ngưng lại ngay khi ai đó có một tấm bằng. Thế thì bảo Dacuyn là nói sằn sao ? nghe có lần ông bảo : “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vậy thì chắc ý nghĩa của việc học còn cao xa hơn cái “bằng” mà một tổ chức nào đó cấp cho. Truy tìm ý nghĩa của việc học tôi lại đi tìm đến triết lý giáo dục Mỹ, nghe nói, mục đích tối cao của việc học là tự học. Phải chăng là vậy, phải chăng là con người ta không thể nào đi đến cái cùng cực của việc học. Lại nghe nói, tri thức của ta như hạt cát trong xa mạt, phải chăng là học thì làm gì có điểm dừng. Vậy thì việc học để có một công việc, tấm bằng là thứ yếu rồi, nó chắc chỉ là một chặn đường trong một cuộc hành trình dài thôi vậy. Vậy thì chắc cần phải xem lại triết lý giáo dục ở ta.
                          Nghe người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, nên chắc họ cũng coi trọng việc học lắm. Hẳn vậy, họ coi việc học tập tri thức là một đầu tư khôn ngoan nhất, có tầm nhìn nhất. Nhưng lại thấy họ coi trí thức chỉ là thứ yếu thôi, thứ quan trọng nhất mà họ coi trọng hơn cà tiền bạc đó là Trí tuệ. Thực vậy, tri thức chỉ là một đống bùi nhùi, vô tích sự nói không chừng nó còn làm cho ta loạn. Nhưng việc học tập tri thức, và biến tri thức thành trí tuệ là mục đích của học tập vậy. Đến đây thì có phần tương đồng với cái điều mà tôi nghe ở trên, nhắc lại thêm lần nữa củng không thừa, “học mà không nghĩ thì bế tắc, nghĩ mà không học thì vô dụng”. Phải chăng khi phá vỡ bế tắc rồi, con người ta sẽ có được trí tuệ. Tôi cho là phải. Tôi kết luận, ý nghĩa của việc học là có được trí tuệ.
                    Nghe nói: “biết mà học không bằng vui mà học, vui mà học không bằng yêu thích mà học” thế nên cái học cũng cần có một động lực vậy. Khi chưa biết đạo thì cố tìm hiểu sao cho ra, tìm chưa ra thì mất ăn mất ngủ, khi biết đạo rồi thì vui mừng khôn xiết. Phải chăng đây là tính cách cần thiết của một người học.
Đọc sách sẽ là cách tốt để học, nghe nói, đọc sách mà tin cả sách thì đừng đọc sách. Sự nghi ngờ là yếu tốt quan trọng của học tập. Người Do Thái rất thích đặt câu hỏi tại sao ? và từ đó có được những câu trả lời bất ngờ lắm. Thánh kinh Tamuld có viết “Những câu hỏi hay, sẽ có câu trả lời hay”. Thích ca cũng giảng về việc nghi ngờ tất cả, biết đâu trong than bùn lại chứa kim cương.
                      Quan sát là cách tuyệt vời hơn để học, nhưng đôi khi người ta quan sát như không, có nhìn mà như đuôi mù. Vì quan sát cần phải tập trung và nhìn nhận cần phải tỉ mỉ và sáng suốt, tỉ như thầy bói xem voi thì không được gì. Cái này chắc tìm “óc sáng suốt” của Nguyễn Duy Cần mà đọc là hơn cả.

                      Sự học là trọn đời, vì học là cách nuôi dưỡng mầm sống tươi trẻ trong ta. Nhà trường ở ta hay có câu : “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Quả là nực cười khi so sánh cây với người, cây 10 năm thì chết, người trăm năm thì mất. Thật là sai lầm, vì học có thể khiến bạn chết rồi vẫn vang danh, như Nguyễn Du, Lương Văn Can... cây đốn rồi vẫn còn nhiều hữu dụng, như hương, như Chắc, ... nên học, nên học.

Nghị luận.

Hôm nay, tôi xin viết về hai câu thơ mà chắc nhiều người tâm đắc. Vì có lần giáo viên môn quản trị sự thay đổi của chúng tôi, trong lúc giảng dạy có lần trích dẫn.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Trích Xuân Diệu.


Tôi luôn lấy câu này làm tâm đắc để mà xoa đi cái nhục nhã mỗi lần tôi cảm thấy mình hành động bồng bột, nông nổi. Nó như thứ thúc đẩy tôi mỗi khi tôi muốn thối lui. Nói tuy có vẽ tiêu cực nhưng nó đã làm được công việc của một người quét rác.

Thật buồn cười khi, dùng nó để xóa đi cái nhục nhã của mình khi hành động ngu ngốc. Nhưng hỡi ôi, liệu có ai chưa từng hành động ngu dại, mà quả nếu có thì đó là một kẻ ngu dại suốt đời làm một điều ngu dại đó là dấu đi cái ngu dại mà anh ta làm. Anh ta luôn cho đó là vết nhơ, lau lau, chùi chùi, thế là chẳng ra làm sao cả anh ta làm hỏng tất cả.
Cũng thật thú vị thay, khi câu thơ lại quét giúp tôi cái nỗi sợ hải vì phải hành động. Nó an ủi tôi rằng, thà ngu dại một lần còn hơn không bao giờ ngu dại, vì cuộc sống ta vốn là những điều ngu dại cơ mà. Một người bạn Úc của tôi, từng cho tôi câu tiếng anh như thế này : " It is better to have loved and lost, than to never have loved at all". làm tôi như mở cờ mà cứ bước tiếp dù .. có thể đó là hành động ngu dại nữa mà tôi đã làm. 

Không biết được khi nào tôi đã thuê "nó" làm cố vấn cho mình. Vì "nó" có tài thuyết phục thực rất tài tình,"nó" làm lu mờ đi cái ý nghĩ an phận đang lãi nhãi trong đầu tôi. 
-  Dừng lại, nghỉ ngơi đi, mày đừng tiếp tục hành động ngu ngốc nữa, hãy xem người ta kìa, nhàn nhã, thoải mái chẳng phải lo gì kìa, tránh voi chả hổ mặt nào. 
Còn anh ta thì cứ y như là nắm được cái thóp lười nhác của tôi mà nhằn.
- Nó :  Này anh bạn, chớ có nghĩ bậy, anh tránh được một con voi, chứ không tránh được hết thảy đàn voi. Anh mà cứ tránh thế này thì khi không tránh được anh chỉ có chết mà thôi. 
Ngẫm lại thì thơ xuân Diệu đúng. Nhưng cái ý nghĩ an phận của mỗi người lại mạnh hơn bất kỳ ý nghĩ nào khác, nó cãi:
- Anh cứ lo xa, ta tránh được một con thì ắc tránh được hai con, bầy voi thì kể gì. 
Nói đến đây thì thơ xuân diệu có vẽ bí, nhưng anh lại bẻ:
- Anh mà mỗi lần thấy voi là anh tránh, đến khi nào anh mới hết tránh đây ? Huống chi mỗi lần tránh là một lần nhục, như thế thì khác nào kẻ hành khất không có nơi nương thân.
Thực chẳng biết làm sao nhưng anh an phận lại bẻ, 
- Ta giử được mạng là tốt rồi, lo gì không có nơi ẩn náu. 
Nói đến đây thì tôi thấy hơi xấu hổ vì anh an phận, nhưng mà cũng có phần đồng tình, vì còn nước còn tác mà. Thơ xuân Diệu bài bác:
- Sống mà không bằng chết, chết sướng hơn, huống gì đây không phải là sống nữa mà là "sống mòn", người ta sống thì ngước mặt lên trời nhìn trời xanh, kẻ như anh sống thì cuối đầu mà đi. Người ta sống coi danh tiết quan trọng, anh sống coi mạng sống là quan trọng, danh tiết còn mãi, mạng sống trăm năm tất diệt. Anh chỉ lo cho cái có hạn mà bỏ đi cái vô hạn thì chẳng phải anh đang mòn mỏi với cái thân thể trăm năm của anh đấy sao. 
Càng nghe tôi càng thấy nhục và chẳng thể nào tiếp tục nghe lời của kẻ an phận nữa, thế là tôi ký hợp đồng dài hạn với thơ Xuân Diệu. Thế là trong lời bàn ông cho tôi thêm một lời khuyên nữa.

Xuân còn trẻ nghĩa là xuân sẽ già
Xuân đương đến đến nghĩa là xuân đương qua
....
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân.
-vội vàng , Xuân Diệu.


Nó là người động viên tôi ra tiền tuyến để mà bị bắn, và cũng là người trị thương cho tôi mỗi khi tôi bị đạn bắn trúng. Tôi chưa thấy khi nào nó rời xa tôi cả, thật tức cười khi quyết định làm việc gì tôi cũng hỏi đến nó và khi như muốn chết đi thì nó lại cứu tôi lại để mà bước tiếp. Câu động viên này còn thú vị hơn cả thảy thứ đồ chơi nào, và là bác sỹ tâm lý giỏi nhất.


Tiến bộ

1000 từ hôm nay sẽ nói về Tiến bộ.

Thử lục tìm một định nghĩa về tiến bộ: vì lục tìm trên wiki chưa có căn cứ gì cho tính từ tiến bộ này nên đành tự định nghĩa theo cách hiểu của bản thân trước giờ vậy, hy vọng nó phù hợp. Khi nào có điều kiện chắc sẽ tìm một cuốn từ điển tiếng việt để tham khảo.
       Tiến bộ là từ dùng để chỉ sự đi lên theo chiều hướng tốt đẹp hơn của một thực thể ngược lại với nó là lạc hậu. Trong tiếng anh tiến bộ có nghĩa là progress(v) hay advance(v), vì tiến bộ thường đề cập đến một tiến trình (progress in noun) hơn là một thực thể tĩnh.  vì ngữ nghĩa hán việc còn kém nên không dám phân tích sang cái ngữ nghĩa này, đành gác lại ngữ nghĩa này vậy.  

       Tôi chỉ viết về những suy nghĩ về tiến bộ cá nhân.
Có câu : "Hơn thua chi với người đời, ngày nay ta phải hơn mình hôm qua". Phải chăng khuyên người ta nên nhìn vào sự tiến bộ của bản thân hơn là nhìn vào cái hơn thua với đời.

Lại nói : " Quân tử 3 ngày không gặp, phải ngước mắt nhìn". Phải chăng là người quân tử thì tiến bộ rất nhanh.

Như vậy phải nói tiến bộ với cá nhân là vô cùng cần thiết, và với một người quân tử thì tiến bộ là thứ bình thường. Nhưng có hai cách mà người ta nhìn vào sự tiến bộ cá nhân. (1) một là nhìn vào cái tốt mà phát huy nâng cao (2) là nhìn vào cái xấu mà xóa đi, sửa chữa. Tiến bộ nào cũng dựa trên hai cái nói trên hết. Người Do thái thích cái trước hơn (1), họ tập trung vào điểm mạnh để phát huy hơn là nhìn nhận cái xấu mà sửa. Trong những tư tưởng quản trị của Peter Drucker cũng thể hiện quan điểm này rất rỏ rệt - trong ấn bản quản lý bản thân Havard business review. Riêng về nho gia thì họ thích nhìn vào cái sai mà sửa hơn từ đó sửa mình đến với cái chân, thiện, mỹ,.... tôi đọc tứ thư thì thấy vậy - đó là quan điểm cá nhân. Về những bài viết học thuật sau này tôi được tìm đọc, thì họ lại kết hợp cả hai, thự ra thì học thuyết của những vị nói trên đều kết hợp cả hai cái nguyên nhân tiến bộ này, nhưng họ thiên về bên nào nhiều hơn thôi.

Nói như vậy thì tiến bộ cá nhân cần phải dựa trên một thứ đó là phân tích bản thân. Nói đến đây, tôi nghỉ ngay đến công cụ phân tích phản hồi mà Peter Drucker đã đăng trong vài viết của mình, đây sẽ là công cụ hữu ích cho các bạn sử dụng - Đọc những nguyên  lý quản trị bất biến -NXB trẻ.  Tiến bộ là một điều tuyệt vời, vì nó có thể đưa ta tới cái nơi mà chính chúng ta cũng không ngờ tới được. Để không phải sống mòn thì tiến bộ phải luôn kèm cặp ngay trong đầu, trong gan, phổi... mỗi chúng ta, phải coi tiến bộ là điều sống còn, không có nó thì coi như đời ta dần tiến về với các bụi.

- Nguyễn Bùi Thắng .

Sáng tạo

Hứa với bản thân là phải viết cho kỳ được 1000 từ/ngày. Thế mà giờ đây, ngồi trước máy tính, tất cả ý tưởng dường như vụt mất, nó tan biến, có phải tôi không có khả năng sáng tạo chăng ?

Ngày hôm nay, tôi nghỉ về sáng tạo. Thử đi tìm một định nghĩa về sáng tạo, khi với vai trò là một danh từ. Sáng tạo là một "hoạt động", theo tôi nó nên là một hoạt động, mà tạo ra một cái mới hoạt làm những cái cũ theo cách mới. Người việt mình hay sử dụng từ sáng tạo với nghĩa của một tính từ hơn. Ví như, thiết kế này sáng tạo ghê, sản phẩm này sáng tạo đó...v.v. Vậy chắc định nghĩa của tính từ sáng tạo cũng tương tự như với danh từ, không có gì khác mấy.

                Nhắc đến sáng tạo, tôi lấy những ví dụ liên quan đến hai cách mà tôi định nghĩa đó là sáng tạo. Đó là châu Âu, châu âu nổi tiếng với các bằng phát minh sáng chế, họ chế tạo ra máy chạy hơi nước, đèn điện, động cơ diezen.... tất cả những thứ đó là sáng tạo thì khá rõ ràng, không cần phải bàn thêm. Về phần châu Á, Nước Nhật, một con rồng châu Á, không hề sở hữu một vân bằng sáng chế nào đáng kể, nhưng tôi vẫn cho quốc gia này rất sáng tạo. Đó là cách mà họ thay đổi thế giới, họ copy một cách sáng tạo. Họ mua những vân bằng sáng chế tưởng chừng như vô dụng ( hoạt ít ra người phát minh ra nó chưa nhận thấy tầm quan trọng cảu nó ) và biến nó thành một kho báu, Chip bán dẫn là một ví dụ điển hình.
                 Về phần này, tôi xin lấy thêm một ví dụ có thể bổ xung cho định nghĩa của mình. Đó là cách sáng tạo của Toyota, thực ra Toyota không tạo ra gì cả ngoài một quy trình tuyệt vời khiến cho nó vươn xa ra tầm thế giới [xem JIT case Toyoyta]. Từ đây tôi thấy định nghĩa sáng tạo còn kéo rộng sang cả một quy trình chứ không riêng gì sản phẩm.

                  Miên mang trong hai khía cạnh về sáng tạo tôi lại nghĩ đến người dân ta. Vậy khôn lõi có phải là sáng tạo chăng ? theo định nghĩa của tôi, nó là phải, nhưng nó mang một ý nghĩa tiêu cực hơn. Việc dùng mánh khóe để kiếm lợi là rất sáng tạo, nhưng nó không dài hạn, và tôi không thích cái kiểu sáng tạo này.

                 Cà phê có ảnh hưởng gì đến sáng tạo, mà Trung Nguyên cứ cổ súy cho cái cà phê của mình là : " chuyên đặc việt cho sáng tạo". Gần đây các phương tiện truyền thông có lên án cách truyền thông này của Trung Nguyên. Riêng về phần tôi, sáng tạo thì làm thế nào cũng được, có cà phê cũng sáng tạo, không có cà phê cũng sáng tạo. Nhưng một đặc thù của việc sáng tạo là hoạt động của bộ não là chủ yếu, vì vậy não cần minh mẫn. Cà phê chỉ giúp cho não minh mẫn thôi, và còn sáng tạo hay không thì tùy, nhưng thường thì người ta phải nói đến cái tốt trong truyền thông, chứ ai lại đi nói rỏ ràng ra như thế. Nói tóm lại, cà phê chỉ giúp bạn minh mẫn hơn một tí, còn sáng tạo hay không thì tùy.

                bình luận về sáng tạo đến đây cũng cạn ý tưởng, đành dừng lại. có thể còn nhiều ý tưởng xoay quanh cái sáng tạo này. [ Continue ]