Đón xuân

Không khí se se lạnh cùng cái  náo nhiệt của cái chợ hoa đêm 29 (tức ngày cuối cùng của năm) làm tôi có đôi chút bâng khuâng, không biết là lạnh hay ấm áp nữa. Tôi biết không khí lúc đó sở dĩ là phải cùng anh Hai đi săn "hoa xuân ế".

Bình minh cuối tại Đà thành..

Sáng sớm, thằng bạn bên phòng gõ cửa phòng lúc tôi còn đang say giấc nồng trong chiếc chăn ấm cúng của mình. Nghe cửa thì biết ai rồi, vì cả dảy trọ chỉ còn có hai thằng. Tôi lo mọ tỉnh dậy, mắt nhắm mắt mở trong cái ánh sáng lờ mờ của ánh đèn đường chiếu vào qua cái khe cửa phòng tôi. Trời ! mới 4h, tôi lẩm bẩm trong đầu "trời thằng này dậy sớm dữ ta, không biết l2 trúng phải tà gì rồi". Tôi và thằng bạn chẳng nòi, chẳng rằng, hiểu ý cả rồi, thế là mạnh đứa nào đứa nấy dày ba ta đóng vào. Tôi vẫn như thường lệ, vẫn cái tinh thần phi thể thao ấy, một cái quần đen thoải mái cùng một cái áo ấm đen của thằng bạn cùng phòng.


Cảm hứng từ những bước chạy

Khi tôi bước những bước đầu tiên trong cuộc chạy dài, có thể nó là dài đối với tôi - nhưng không hề dài đối với nhiều người, chỉ là 2 km. Cảm hứng ban đầu rất dạt dào, tôi thấy sức khỏe của mình thật tuyệt, tưởng chứng như tôi có thể chạy như vậy xuyên Việt Nam vậy. Những bước chạy đầu tiên rất nhẹ nhàng thanh thoát làm cho tôi cứ cảm tưởng mình đã là nhà vô địch rồi ấy.  5 phút chạy đầu tiên trôi qua với cảm giác phấn chấn như vậy đấy, Nhưng, dần dà đôi chân tôi bắt đầu than khóc, nó rên rĩ trong từng bước chạy. Ôi, tôi mới chỉ chạy được có 1/10 quản đường. Lúc này, tôi nghĩ, có lẽ tôi phải dừng lại thôi, chân tôi mõi quá rồi ! Tôi không thể nào chạy xa hơn được nữa. Thế là, tôi chợt lóe lên rằng, thôi chạy đến bải biển dừng lại là vừa - từ khi bắt đầu chạy đến bải biển chỉ khoản 1/4 chặn đường tôi muốn chạy. 

NĂNG LỰC CỐT LÕI

Lợi thế cạnh tranh là điều mà hầu như mọi người, ai cũng có cho mình một ý tưởng về nó. Về bản chất, lợi thế cạnh tranh có 4 khối cơ bản để vượt trội (Hiệu quả vượt trội, Đáp ứng khách hàng vượt trội, Cải tiến vượt trội, Chất lượng vượt trội). Hầu như những người không được tiếp cận với các quan điểm quản trị đều có cái nhìn khá mơ hồ về lợi thế cạnh tranh này.



Cái hào nhoáng bên ngoài, và sự thật.

Khi nhìn vào một con người, người ta chì thấy sự hào nhoáng bên ngoài của họ , hay một vẽ ngoài tao nhã dối trá. Hầu hết mọi người khi nhìn một ai đó đều nhìn thấy được (1) sự hào nhoáng của anh (chị) ta hay (2) Sự thất bại của anh ta. Thực ra, các bạn chỉ có thể nhìn thấy một sự thật bị bóp méo về người này, Người này được nhận giải thưởng này, giải thưởng kia hay làm việc này thất bại, việc kia đổ bể. Họ hay bạn chỉ có thể nhìn thấy được vậy thôi, tất cả những gì bạn thấy là thế đấy, đấy là "bạn" đang bị lừa dối.

Tôi rất thích câu :" một nửa sự thật là sự dối trá".  Bạn đang bị lừa dối bởi chính đôi mắt của mình đôi mắt của bạn, cả đầu óc thông thường của bạn nửa, nó chỉ cho bạn thấy một nửa sự thật thôi. Và tôi cho rằng: "nó là sự dối trá". Dần già, đầu óc ta lại thêm vào cả những thứ mà người ta hay gọi là "Định kiến". Đầu óc ta bị hại bởi chính những định kiến mà ta đã gán cho, thế là những cảm xúc xen lấn, biến ta thành một kẻ phạm tội trong suy luận. Ta suy luận lợi, hại cũng vì những thứ định kiến này đây. Cho nên, việc suy luận đúng sai của ta bị thiên lệch đi, nó biến thành một cảm nhận lý tính, vô lối, mà ta vẫn cứ mặt cho nó lộng hành. Đây, là những gì tôi cho là dối trá đây, sự phiến diện, và cảm xúc cá nhân.