Cô Đơn


Ngồi quanh là những đứa bạn cùng thời cấp ba, họ vui vẻ cười đùa, bàn về kế hoạch họp lớp tiếp theo. Đứa thì chăm chú chọc khóe một cô bạn với sự thay đổi đến kinh người, từ hai năm vừa qua, cô ta trở thành một thiếu nữ đích thực, ở đây nói về cách ăn mặt tinh tươm, lộng lẫy như một quý cô dù nó chẳng hợp với cả đám quê mùa này tẹo nào. Nhưng, cô ta đã bắt đầu biết làm đẹp, biết trang điểm, ăn vận, điều đó làm cho cô ta nổi lên như một minh tinh trong cái đám nhà quê. Còn tôi, đang bận quan tâm đến một cô bé, với cái vẻ đượm buồn, đôi mắt nhìn xa xăm, dù khuôn mặt nhỏ nhắn, xinh xắn của cô có giống với thiên thần bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn không thể che đi cho được cái vẽ buồn của mình. Thỉnh thoảng tôi lại ngoái nhìn cô, như đang ngoái nhìn chính bản thân mình, và đôi lần bắt gặp ánh mắt ấy nhìn tôi nhưng cũng vội vàng nhìn vào cõi hư không. Tôi vẫn để ý cô, im lặng và quan sát, mặt cho xung quanh có ồn ào cỡ nào tôi cũng không thể nào rời mắt khỏi cô bé. Cô ngồi xung quanh gia đình, họ hàng mà không nói một lời, cứ húy hoáy ly nước lọc và ngồi trầm ngâm, cô ấy và tôi giống nhau nhưng có một điểm khác là tôi đang ngắm nhìn cô chứ không nhìn vào cõi hư không nào cả. Không biết cô bé đó làm tôi cảm thấy cô đơn hay chính bàn thân tôi tự nó thấy cô đơn. Ngay lúc này đây, tôi cảm thấy cô đơn. Ngay lúc mà xung quanh là những người bạn học, xung quanh là người thân, nỗi cô đơn đã len lõi vào tôi tự lúc nào không hay. Nó xâm lấn tôi ngay cả khi mà trong lòng tôi có cảm giác vui vui, hay rất vui. Miệng nói, tay khua, nhưng tất cả là hành động nhằm che lấp đi cái nỗi cô đơn đã đi đến cùng cực.

Không có một câu chuyện nào khiến tôi có chút xao lòng vì chẳng có chuyện gì liên quan đến cái mà tôi quan tâm cả. Tôi giống như là một "con bò" trong cả đám bạn, họ nói những thứ mà tôi cho là chết tiệt, những thứ họ quan tâm tôi coi là thường tình. Hay tại bản thân tôi khinh khi người ta nên chẳng hợp với ai ? Tôi cố gắn lục lại những câu chuyện thoáng qua trong cái buổi gặp mặt dù nó chẳng còn đọng lại được trong tôi một tẹo nào ngoài cái cảm giác khinh khi khi nghe.
 Nào là :"
B- Đến khi vào Nha Trang thì lo tao nha; 
H- ừ để tao lo;  nhưng mà mày phải tự trả tiền nhé, 
thế là cả đám cười ồ lên và cô nàng có vẽ đắc chí vì chơi xỏ được thằng bạn hay chọc ngoáy.

B - má hồi tối tao nhậu say quá, sáng ra tắm mà outomat cháy mẹ nó mất, thế là tao khỏa thân chạy ra ngoài. 
D - Ha ha, nhà mày khách khứa đông quá nên mất hết rồi chứ gì ? .... bla bla. 
ôi vớ vẫn ...  

đứa bên cạnh tôi thì ngúy ngoáy cái điện thoại với cái trò đánh bài chết tiệt. Và máy đứa nữa thì cố pha thêm trò cho cái không khí đã pha quá nhiều mùi nhảm nhí thêm phần hôi hám.

V - bọn này thích loại nào 500 - 300 200 hay 100, tất cả đều cao ráo, tao có số.
tôi chẳng hiểu gì ráo, thằng bên nhanh nhảu đáp.
L - ê Sida thì sao mày.
V- mày lo gì, BCS hết lo gì....
tôi có vẽ hơi ngượng mặt khi nhìn về phía cô bé vẫn đang húy hoáy li nước.

P - mày học về rồi làm gì ?
T- Tao về làm cho nhà...
P giật nẩy mình hét toán lên, thế mày học để làm gì ?
Chính tôi cũng từng băng khoăn về câu hỏi ấy trong suốt những năm học DH. Nhưng thật vớ vẫn khi trả lời cái câu hỏi ngớ ngẫn ấy khi mà hành động của tôi đã chứng minh khá nhiều thứ rồi.

Tất cả chúng, không hề có chút ý nghĩa gì với tôi. Từ khi tôi làm bạn với Tứ Thư, Chu Dịch.... Nguyễn Duy Cần thì những thứ họ vẫn hay cười đùa làm tôi thấy khó chịu. Nhưng riết rồi nó làm tôi không bắt nhịp được với những thằng bạn. Có thằng thì uống CF khi tính tiền thì ngại cứ nhìn bơ bơ,.. rồi để người khác thấy ngại mà thanh toán. Tôi thì thích kiểu của người DN hơn, nên sòng phẳng, như thế mới bền.

Vì tôi chỉ nhìn thấy ở những người xung quanh mình treo đầy những thứ tôi không thích. Họ; có người nhỏ nhen, có người rộng lượng, nhưng người tôi cho là rộng lượng lại đi chơi với cái tên mà tôi cho là nhỏ nhen. Và nhiều hơn những cái tâm địa mà tôi cho là độc. .... Những lời họ nói ra không tương xứng mấy với việc họ làm. Có những đứa ít nói làm được thì tôi lại không mấy thân tình mà hiểu có thể hiểu được họ. Những người bạn của tôi bây giờ hầu như không còn ai có thể nói chuyện về "đạo" mà tôi hằng theo đuổi được nữa. Vì thế tôi cảm thấy cô đơn.

Tết giáp ngọ, Một cái tết mà với tôi nó không còn mấy ý nghĩa, một cái tết nhàm chán, nhạt nhẽo nhất mà tôi từng trải qua. Vì đây là cái tết mà tôi cảm thấy mình cô đơn, lạnh lẻo, dù là tiết trời mùa xuân, nhưng với tôi nó như là một mùa đông đáng kinh tởm.

Tôi muốn hỏi những ai đọc được những dòng nhật ký online này của mình rằng, làm sao để cái nỗi cô đơn đó biến mất, cái trống rỗng trong lòng được lấp đầy ? có phải vì tôi quá ích kỷ,  hay tôi không cởi mở, có phải vì nghiên cứu cái đạo thời xưa mà áp cho ngày nay là chuyện "ngu xuẩn" trong cái thời đại văn minh vật chất đến tột cùng như bây giờ ?

Sống mòn

Cái chết liệu có thực đáng sợ ? mọi người đều sợ phải chết. Cái chết có lúc nặng tựa Thái Sơn, khi thì nhẹ tựa tơ hồng, tất cả là vì cái danh. "Anh hùng" xông vào trận mạc giết địch há chẳng phải vì cái danh sao ? tướng thất trận đâm cổ tự vẩn há chẳng phải vì "danh". Khi danh chưa toại thì người ta còn khư khư giữ cái đầu của mình mà chịu nhục sống vậy. Như Tư Mã Thiên chịu  nhục mà làm nên sử ký, Việt Vương Câu Tiễn chịu nhục nếm phân đoán bệnh đó chẳng phải là chịu nhục mà giữ lấy cái mạng đó sao ? Khuất Nguyên vì cái danh yêu nước mà gieo mình xuống sông. Chết nhẹ hay nặng còn chưa rõ.

Lấy như vụ Dương Trí Dũng làm điển hình thì vì cái mạng mà bán danh ông cũng không tiếc. Như Năm Cam vì cái lợi mà bán mạng vậy. Lâu nay tìm được người vì cái danh mà cân đo cái mạng cũng hiếm thay, mà tìm lấy lợi đem cân đo cái mạng thì nhiều. Có cô "điếm" ở miền tây chê các cô thiếu nữ giữ gìn chữ "chung" là ngu, chúng bảo họ là không thức thời, ngu muội. Đáng tiếc thay.

Phàm cái lợi chỉ để phục dịch cho cái lục dục của con người mà thôi. Nền văn minh vật chất đang phá bỉnh giá trị của cái "danh" con người. Bởi vậy mà kinh doanh ngày trở nên khó chịu hơn, sản phẩm ngày trở nên tàn tạ hơn về mặt nội dung. Người ta đang phục dịch cho cái nhu cầu của con người. Dùng GDP để che đi những hậu quả. Những cảnh báo của các tổ chức như Ngân Hàng thế giới, WHO về những vấn nạn về môi trường đang ngày càng nhiều lên và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Người ta lấy việc tham gia vào cái tổ chức gọi là nhân quyền để che đi việc làm phủ nhận tự do. Tất cả há chẳng phải vì lợi. Phần đa mọi người đang sống vì cái lợi.

Sống vì danh xem ra hay hơn chết vì lợi. Mahattma Gandhi đâu có cầu lọi gì cho mình chắc cũng không cầu danh gì nhưng có được cái danh là "Thánh". Bùi Giáng để lại tiếng thơm mãi vì ông không viết vì lợi như một số ai đó. G.G. Marquez khi viết xong cuốn "trăm năm cô đơn" thì gần như chẳng có gì đành phải bán đồ đạt trong nhà để có tiền gởi đến nhà xuất bản. Steve Job sẽ chẳng được ai nhắc đến thêm nếu như ông không làm nên những cuộc phiêu liêu với những sản phẩm của mình. Và Những ông trùm sẽ chết ngay khi ông ta nằm xuống hố. Không như "Khổng Khâu", "Khuất Nguyên", ... xuống hố lâu rồi nhưng còn xuất hiện nhiều trong những cuộc thảo luận, văn học.

Sống mòn là sống vì lợi. Lợi chỉ để phục dịch cái thân xác hữu hạn này thôi. Cái danh còn xa hơn thế nhiều. Nhiều người sợ sống vì sống không vì lợi thì khó mà vì danh thì khó toàn mạng hay khó cưỡng lại cái lục dục của cơ thể. Chí hướng con người nên là lập danh. Cái lợi chỉ là cái nhất thời nên xem nhẹ.

Bài viết này là để nhắc nhở bản thân: nên lập danh trong đời đừng để cái lợi làm mờ mắt mà sa thân vào cái sống mòn. 

những thảo luận là điều tuyệt vời, nếu người nào tình cờ ngang qua blog xin ghé lại góp ý. Nó là nguồn động viên lớn với tác giả. 

- Thắng Bùi - 

"Làm công" hay "làm chủ" ?

Làm công hay làm chủ, quẩn quanh với cái ý nghĩ cái nào tốt hơn cái nào khiến nhiều người bị quấn vào cái bẩy của bán hàng đa cấp. Tình cờ đọc một bài viết của bạn Phương trên facebook khiến tôi cũng có đôi chút bâng khuâng về việc này. Vì vậy, đây là bài viết để làm rõ hai ý niệm này, không cho nó có cơ hội quấy rầy tôi thêm lần nào nữa.

Làm công hay làm chủ cái nào tốt hơn cái nào ? trước tiên tôi xin định nghĩa hai từ này chút đỉnh. "Làm công" là tính từ dùng để chỉ người dùng năng lực của mình để thực hiện một công việc phục vụ một tổ chức, mà dĩ nhiên, tổ chức đó có thể do anh ta sở hữu hoạt không. "Làm chủ" tức là chiếm hữu tư liệu sản xuất, có nghĩa là không làm gì cả ngoài thể hiện một mối quan hệ sở hữu đối với tổ chức đó, nếu nói một cách chính xác thì là thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với khối tài sản của anh ta trong tổ chức đó. Từ " Làm chủ " còn được hiểu theo một nghĩa khác nữa là "có khả năng kiểm soát". Khi nói: " Người điên không làm chủ được bản thân - có nghĩa là người điên không có khả năng kiểm soát được chính bản thân anh ta". Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng, là làm công thì mất khái niệm làm chủ ở cách định nghĩa thứ 2. Và vì vậy, nếu đem hai hoạt động "làm công" hay "làm chủ" mà đi so sánh thì quả thật là hớ hênh. Chúng không hề gì đối lập nhau cả, mà cũng chẳng phủ nhận nhau. nếu bạn đem chúng mà so sánh thì giống như so sánh hai nghề Luật sư và kinh doanh cái nào tốt hơn. Haha, có người sẽ bảo luật sư, người bảo phi thương bất phú kinh doanh mới có tiền. ai cũng đúng cả, nhưng phải xem ta làm nghề đó như thế nào đã. Còn bản thân nó chẳng thể nói lên được tốt xấu. 

Dưới đây là những thứ hay ho tôi có thể nghĩ ra để dẫn cho cái sự sai lầm khi đi so sánh hai thứ này.

Luận về Việc Học.

                      Nghe tam tự kinh Viết : “ Nhỏ không học, lớn làm chi”, mà ngẩm lại ý nghĩa của việc học. Hỏi học sinh mình học để làm gì ? chúng bảo, học để thi lên lớp chứ làm gì, làm bài kiểm tra không được thì toi mạng. Chúng nó có vẽ rõ về việc học quá, về phần mình, tôi còn chưa hiểu lắm ý nghĩa của việc học, nên viết bài luận này.
                      Khổng tử nói: “học mà không nghĩ thì vô dụng, nghĩ mà không học thì bế tắc”. Vậy phải chăng học là để khỏi bị bế tắc trong suy nghĩ ? phần này có vẽ hợp lý. Nhưng nếu chỉ có thế thì việc học quả vô dụng quá, chắc không dừng lại ở đây. Ở VN người ta học để có cái bằng trong tay, có nó  thì quý lắm chứ không phải chơi, thời này mà không có cái bằng tốt nghiệp cấp ba người ta kinh choi thối mặt, thối mày, tệ hơn là bạn sẽ không tìm ra được việc gì để kiếm ăn nếu không có nó đâu. Phải chăng đây là phần hửu dụng của việc học, nói thế thì việc học sẽ ngưng lại ngay khi ai đó có một tấm bằng. Thế thì bảo Dacuyn là nói sằn sao ? nghe có lần ông bảo : “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vậy thì chắc ý nghĩa của việc học còn cao xa hơn cái “bằng” mà một tổ chức nào đó cấp cho. Truy tìm ý nghĩa của việc học tôi lại đi tìm đến triết lý giáo dục Mỹ, nghe nói, mục đích tối cao của việc học là tự học. Phải chăng là vậy, phải chăng là con người ta không thể nào đi đến cái cùng cực của việc học. Lại nghe nói, tri thức của ta như hạt cát trong xa mạt, phải chăng là học thì làm gì có điểm dừng. Vậy thì việc học để có một công việc, tấm bằng là thứ yếu rồi, nó chắc chỉ là một chặn đường trong một cuộc hành trình dài thôi vậy. Vậy thì chắc cần phải xem lại triết lý giáo dục ở ta.
                          Nghe người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, nên chắc họ cũng coi trọng việc học lắm. Hẳn vậy, họ coi việc học tập tri thức là một đầu tư khôn ngoan nhất, có tầm nhìn nhất. Nhưng lại thấy họ coi trí thức chỉ là thứ yếu thôi, thứ quan trọng nhất mà họ coi trọng hơn cà tiền bạc đó là Trí tuệ. Thực vậy, tri thức chỉ là một đống bùi nhùi, vô tích sự nói không chừng nó còn làm cho ta loạn. Nhưng việc học tập tri thức, và biến tri thức thành trí tuệ là mục đích của học tập vậy. Đến đây thì có phần tương đồng với cái điều mà tôi nghe ở trên, nhắc lại thêm lần nữa củng không thừa, “học mà không nghĩ thì bế tắc, nghĩ mà không học thì vô dụng”. Phải chăng khi phá vỡ bế tắc rồi, con người ta sẽ có được trí tuệ. Tôi cho là phải. Tôi kết luận, ý nghĩa của việc học là có được trí tuệ.
                    Nghe nói: “biết mà học không bằng vui mà học, vui mà học không bằng yêu thích mà học” thế nên cái học cũng cần có một động lực vậy. Khi chưa biết đạo thì cố tìm hiểu sao cho ra, tìm chưa ra thì mất ăn mất ngủ, khi biết đạo rồi thì vui mừng khôn xiết. Phải chăng đây là tính cách cần thiết của một người học.
Đọc sách sẽ là cách tốt để học, nghe nói, đọc sách mà tin cả sách thì đừng đọc sách. Sự nghi ngờ là yếu tốt quan trọng của học tập. Người Do Thái rất thích đặt câu hỏi tại sao ? và từ đó có được những câu trả lời bất ngờ lắm. Thánh kinh Tamuld có viết “Những câu hỏi hay, sẽ có câu trả lời hay”. Thích ca cũng giảng về việc nghi ngờ tất cả, biết đâu trong than bùn lại chứa kim cương.
                      Quan sát là cách tuyệt vời hơn để học, nhưng đôi khi người ta quan sát như không, có nhìn mà như đuôi mù. Vì quan sát cần phải tập trung và nhìn nhận cần phải tỉ mỉ và sáng suốt, tỉ như thầy bói xem voi thì không được gì. Cái này chắc tìm “óc sáng suốt” của Nguyễn Duy Cần mà đọc là hơn cả.

                      Sự học là trọn đời, vì học là cách nuôi dưỡng mầm sống tươi trẻ trong ta. Nhà trường ở ta hay có câu : “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Quả là nực cười khi so sánh cây với người, cây 10 năm thì chết, người trăm năm thì mất. Thật là sai lầm, vì học có thể khiến bạn chết rồi vẫn vang danh, như Nguyễn Du, Lương Văn Can... cây đốn rồi vẫn còn nhiều hữu dụng, như hương, như Chắc, ... nên học, nên học.

Nghị luận.

Hôm nay, tôi xin viết về hai câu thơ mà chắc nhiều người tâm đắc. Vì có lần giáo viên môn quản trị sự thay đổi của chúng tôi, trong lúc giảng dạy có lần trích dẫn.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Trích Xuân Diệu.


Tôi luôn lấy câu này làm tâm đắc để mà xoa đi cái nhục nhã mỗi lần tôi cảm thấy mình hành động bồng bột, nông nổi. Nó như thứ thúc đẩy tôi mỗi khi tôi muốn thối lui. Nói tuy có vẽ tiêu cực nhưng nó đã làm được công việc của một người quét rác.

Thật buồn cười khi, dùng nó để xóa đi cái nhục nhã của mình khi hành động ngu ngốc. Nhưng hỡi ôi, liệu có ai chưa từng hành động ngu dại, mà quả nếu có thì đó là một kẻ ngu dại suốt đời làm một điều ngu dại đó là dấu đi cái ngu dại mà anh ta làm. Anh ta luôn cho đó là vết nhơ, lau lau, chùi chùi, thế là chẳng ra làm sao cả anh ta làm hỏng tất cả.
Cũng thật thú vị thay, khi câu thơ lại quét giúp tôi cái nỗi sợ hải vì phải hành động. Nó an ủi tôi rằng, thà ngu dại một lần còn hơn không bao giờ ngu dại, vì cuộc sống ta vốn là những điều ngu dại cơ mà. Một người bạn Úc của tôi, từng cho tôi câu tiếng anh như thế này : " It is better to have loved and lost, than to never have loved at all". làm tôi như mở cờ mà cứ bước tiếp dù .. có thể đó là hành động ngu dại nữa mà tôi đã làm. 

Không biết được khi nào tôi đã thuê "nó" làm cố vấn cho mình. Vì "nó" có tài thuyết phục thực rất tài tình,"nó" làm lu mờ đi cái ý nghĩ an phận đang lãi nhãi trong đầu tôi. 
-  Dừng lại, nghỉ ngơi đi, mày đừng tiếp tục hành động ngu ngốc nữa, hãy xem người ta kìa, nhàn nhã, thoải mái chẳng phải lo gì kìa, tránh voi chả hổ mặt nào. 
Còn anh ta thì cứ y như là nắm được cái thóp lười nhác của tôi mà nhằn.
- Nó :  Này anh bạn, chớ có nghĩ bậy, anh tránh được một con voi, chứ không tránh được hết thảy đàn voi. Anh mà cứ tránh thế này thì khi không tránh được anh chỉ có chết mà thôi. 
Ngẫm lại thì thơ xuân Diệu đúng. Nhưng cái ý nghĩ an phận của mỗi người lại mạnh hơn bất kỳ ý nghĩ nào khác, nó cãi:
- Anh cứ lo xa, ta tránh được một con thì ắc tránh được hai con, bầy voi thì kể gì. 
Nói đến đây thì thơ xuân diệu có vẽ bí, nhưng anh lại bẻ:
- Anh mà mỗi lần thấy voi là anh tránh, đến khi nào anh mới hết tránh đây ? Huống chi mỗi lần tránh là một lần nhục, như thế thì khác nào kẻ hành khất không có nơi nương thân.
Thực chẳng biết làm sao nhưng anh an phận lại bẻ, 
- Ta giử được mạng là tốt rồi, lo gì không có nơi ẩn náu. 
Nói đến đây thì tôi thấy hơi xấu hổ vì anh an phận, nhưng mà cũng có phần đồng tình, vì còn nước còn tác mà. Thơ xuân Diệu bài bác:
- Sống mà không bằng chết, chết sướng hơn, huống gì đây không phải là sống nữa mà là "sống mòn", người ta sống thì ngước mặt lên trời nhìn trời xanh, kẻ như anh sống thì cuối đầu mà đi. Người ta sống coi danh tiết quan trọng, anh sống coi mạng sống là quan trọng, danh tiết còn mãi, mạng sống trăm năm tất diệt. Anh chỉ lo cho cái có hạn mà bỏ đi cái vô hạn thì chẳng phải anh đang mòn mỏi với cái thân thể trăm năm của anh đấy sao. 
Càng nghe tôi càng thấy nhục và chẳng thể nào tiếp tục nghe lời của kẻ an phận nữa, thế là tôi ký hợp đồng dài hạn với thơ Xuân Diệu. Thế là trong lời bàn ông cho tôi thêm một lời khuyên nữa.

Xuân còn trẻ nghĩa là xuân sẽ già
Xuân đương đến đến nghĩa là xuân đương qua
....
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân.
-vội vàng , Xuân Diệu.


Nó là người động viên tôi ra tiền tuyến để mà bị bắn, và cũng là người trị thương cho tôi mỗi khi tôi bị đạn bắn trúng. Tôi chưa thấy khi nào nó rời xa tôi cả, thật tức cười khi quyết định làm việc gì tôi cũng hỏi đến nó và khi như muốn chết đi thì nó lại cứu tôi lại để mà bước tiếp. Câu động viên này còn thú vị hơn cả thảy thứ đồ chơi nào, và là bác sỹ tâm lý giỏi nhất.