Chàng trai nông thôn

# con gái không thích người làm nông, ai cũng nghĩ như vậy hết, nhưng các cô gái xinh đẹp lại chọn những người nông dân chất phát làm chồng. Đó là sự thật, có điều, người nông dân chất phát là không đúng. Vì sao người trẻ làm nông, làm phụ hồ hay làm cướp đều cùng một lý do, nhưng làm cướp thì có thêm một lý do nữa là lười biếng.
1. Chàng trai nông thôn đối xử với vợ con.
Không biết người thành phố thế nào, người nông thôn thế nào, nhưng chàng trai nông thôn rất yêu vợ của mình. Chàng trai thường chăm chỉ làm việc, những thứ xa sỉ còn lại thì thường nhường lại cho vợ trước hết. Như sắm điện thoại, chàng nhường điện thoại lại cho vợ dùng, còn mình thì chỉ cần một cái cùi bắp là ok rồi.
2. Chàng trai nông thôn ổn định hơn.
Chàng trai nông thôn sống dựa vào đất, vào hoa lợi có từ đất đai sinh sôi, từ số gia xúc, gia cầm của mình. Chàng không cần quá lanh mồm dẻo miệng, không cần phải chạy đôn chạy đáo vì một lão sếp chết dịch. Chàng khoang thai làm việc dưới cái nắng chang chát mà không hề than phiền, vui vẻ đùa giỡn với những đứa con của mình lúc đêm về.
Những người thành phố thức khuya dậy muộn, còn anh ngủ sớm dậy sớm. Có người bảo, kẻ không dậy trước 5 giờ được thì không làm được việc lớn- Ông ta là chủ tịch, nhà sáng lập Huyndai group. Phải chăng anh là người sinh ra để làm việc lớn.
Chàng trai nông thôn không lừa lộc ai cả, trừ khi trong bàn rượu anh phải chốn để mà còn tỉnh táo về nhà. Chàng ghét đất, nhưng lại sống dựa vào đất, chàng ghét nắng, nhưng nhữnh ngày mưa chàng lại chẳng thể làm gì được.
3. Chàng trai nông thôn với du lịch và văn học.
Chàng có đọc sách không, nó quá xa xỉ đối với chàng, mỗi khi cầm vào cuốn sách, chàng lại có cảm tưởng như cầm vào một vật gây mê kinh khủng. Chàng không thích đọc sách.
Một hôm, lúc rãnh rỗi, những người bạn của chàng đã đi làm xa, ruộng nương không còn việc gì cho chàng làm. Chàng với lấy cuốn sách có trên đầu giường, nó là của vợ chàng. Đọc được hai trang đầu, chàng không thấy buồn ngủ, mà cảm thấy như bị cuốn sâu vào tình huống truyện. Chàng thấy thật tội nghiệp cho Jean Valjean. Và cách cư xử của vị thầy tu làm anh thấy lạ, rất lạ. Chàng bị cuốn hút, mà quên đi mất đã nữa đêm, chàng đọc xong cuốn sách và cảm thấy thích Valjean quá đi mất. Chàng kết luận, văn học cũng không tệ lắm, chàng thích văn học.
Chàng không bao giờ có đủ tiền cho một chuyến du lịch năm ngày với giá ba mươi triệu đi nhật. Ngay cả Hà Nội đối với chàng cũng là một thách thức. Chàng chỉ thi thoảng đi thăm nội ở Nha Trang, ngoại ở Quảng Nam. Đó có lẽ là hai địa điểm du lịch duy nhất của chàng. Chàng không đi du lịch, viêc đồng án đối với chàng trai nông thôn đã quá bận rộn rồi.  
- ( love you - chuột lang)

5 Sự thật về việc "Viết" mà tôi ước mình biết 20 năm trước.(prt1)

Truth No.1.
ảnh minh họa mirinda.com

Writing Truth Number 1: Sự nghiệp viết rất dài và quanh co.

Có một tin tốt là: Đa phần chúng ta không phải là những người mẫu. Chúng ta không có ‘hạn sử dụng’,  không buộc phải làm điều mình giỏi nhất ở tuổi 20, và, trên thực tế, đối với hầu hết hầu hết mọi người, công việc tốt nhất thường đến sau đó. Bạn đã 45 và bạn chưa từng xuất bản một quyển sách nào? 60? 65? Đừng lo lắng.

Làm thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết ?

Viết một tiểu thuyết trong vòng 10 bước ( Làm thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết).

MICHELLE RICHMOND, NEW YORK TIMES BESTSELLING AUTHR OF THE YEAR OF FOG, GOLDEN STATE, AND OTHER NOVELS.


Đầu tiên bạn cần biết là không có một công thức hay phép màu nào trong việc viết một cuốn tiểu thuyết. Mọi tiểu thuyết có đòi hỏi có cấu trúc của của nó, không gian, và cách mà “nó” nhìn thế giới. Nếu bạn sẳn sàng để  thử thì đây là 10 bước để bạn bắt đầu.

Giá trị


Nam có một cuộc thi quốc gia quan trọng trước mặt. Không có gì quan trọng hơn nó cả, cậu cáu gắt với người anh mình mẩy hôi hám chưa kịp tắm rửa. Cậu càu nhàu với người mẹ luôn nhắc nhở cậu phải tắm rửa và ngủ đúng giờ. Giờ đây cậu không có mối quan tâm nào khác là kỳ thi quốc gia này, và nếu vượt qua được cậu sẽ là một đòn chết bảy, có khi là mười để được vào một trường công lập. Ở đất nước này lạ lắm, ai cũng vào đại học, dù chẳng biết vào đó để làm gì. Anh Thông, đối diện nhà Nam rất tự hào vì vừa trúng tuyển vào trường Kinh tế quốc dân, dù anh vẽ rất đẹp và học cực siêu vật lý nên ba má quyết định anh phải học quản trị quốc tế để kiếm nhiều tiền. Bạn biết đấy, tỉ giá của mỗi quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến việc liệu bạn có thể đi du lịch thế giới hay không. Cụ thể là thế này, một người quét rác ở Úc (Australia) có thể kiếm khoảng 1400 Đô la Úc/Tháng (~25 000 000 VNĐ), còn một kỹ sư ở Việt Nam có thể kiếm được tận 7 triệu VNĐ/tháng(~400 Đô la Úc) cơ đấy. Và nếu qua Úc du lịch thì anh chưa thể mua nỗi cho mình một vé máy bay sang Perth. Nhưng người quét rác ở Úc thì cứ bay vòng quanh Việt Nam ấy chứ. Vì thế phải học kinh tế đối ngoại, phải kiếm tiền bằng tiền USD mới có cơ may đổi đời nhanh được. Lý luận của người nhà Thông nó thế.

Nam ức lắm, vì thấy cái lý của nhà anh Thông thấu tình đạt lý quá chừng. Buồn bực trong người, quyết tâm thi ngoại thương. Dù trước giờ Nam mù tịt sinh ngữ (là tiếng Anh đó mà). Ngu vãi chưởng, thế mà không hiểu sao ngoại thương cũng có thi khối A ; Ok chơi luôn, cần đếch gì, thi khối A là Ok, trước giờ toán, lý đối với Nam chỉ là trò vui. Đó là lý do mà Nam luôn phiền hà khi có ai đó làm phiền vì mấy chuyện cỏn con như ăn cơm, tắm rửa, ngủ nghỉ. Hầy, thấy vào được trường đại học có giá trị không ?

Anh của Nam rang xay cà phê bột, ở cái xứ này thì người ta rang xay cà phê mới có cái ăn. Ừ thì có ăn thật, nhưng anh của Nam phải làm lụng vất vã lắm mới có được cái thu nhập ngót 1500USD/tháng ở cái xứ rừng rú này thì 1500USD là to lắm, mà quên đó thu nhập của 3 người nhà Nam, đừng hoang tưởng. Ấy là năm nay thôi chứ hai ba năm trước thì có mà mơ à. Lúc mới làm, chầy chà chầy chậc mải mới bán được hàng, cạnh tranh với mấy lão làng thì thật hết biết, có mà lăn ra khóc lóc van nài. Ấy thế mà anh của Nam vẫn cứ làm, làm riết bền chí suốt 7 năm ròng. Ấy thế mà cái xứ này đến là lạ. Người ta thấy ai mà tay chân nhem nhuốc, suốt ngày bận đồ bẩn thỉu, mồ hôi mồ kê nhầy nhụa là thấy khiếp. Họ cứ nhờ nhợ thế nào ấy. Thấy người quét rát thì nhìn bằng ¼ con ngươi, thiệt tình. Anh Nam làm lụng đến là vất vã mà chẳng thấy ai nhìn anh bằng nữa con mắt khi gặp ảnh trong xưởng. Đến là kì lạ. Nhớ cái hồi còn chạy chiếc Wave Trung quốc cà tàn đi tiếp thị mới ức. Cà phê thì thằng nào chả như nhau, thế mà bác chủ quán bảo : “Người ta đi ô tô kia giao hàng còn chẳng ăn thua, chú mày đi thế này ai mà mua”. Thiệt đến là buồn cười, sanh buồn bực. Nam giục anh, chậc kệ, cái ngữ ấy đến là ngu, ai thèm chấp. Anh Nam phì cười một chàng dài bảo: “hahaha, an tâm đi, mấy năm nữa anh sắm chiếc xe con về chạy chơi”. Nói đùa thế mà thật, vài năm sau (5 năm từ lúc ấy) anh sắm được chiếc xe con con, tầm 17-18 ngàn USD gì đấy. Nó cũng chẳng phải sang trọng gì cho bỏ, nhưng nhà Nam vui lắm, cả xã của Nam mấy nhà có ô tô đâu. Đó có giá trị không nào ?

Bạn của Nam học cùng lớp với Nam, tên là Bình. Lười trẩy thây, Có điều thông minh, sáng dạ, copy đại tài. Thế là nhờ Nam mà cũng tốt nghiệp được phổ thông. Có điều Bình cóc cần cái bằng tốt nghiệp phổ thông ấy. Mấy năm tốt nghiệp xong Bình cùng gia đình sang Mĩ sinh sống. Mỹ là nước phát triển, phúc lợi tốt, mức sống cao, thu nhập cũng cao nốt. Thế là cần gì bằng đại học cơ chứ hằng ngày làm Waiter cũng được 10USD/giờ một tháng được khoảng 1920USD/tháng cũng đủ sài phè phởn, có điều ly cà phê bên đó mất 5USD mất rồi. Chết thật. ấy vậy chứ có làm sao. Anh của Nam làm cật lực 7 năm trời thế mà có dám bỏ ra ngàn đô nào mua cái vé máy bay sang Mĩ đâu. Đi quanh Việt Nam còn tiếc, vì tiền vé máy bay toàn tính bằng USD còn anh Nam chỉ thu nhập bằng VND (1USD=~21000VND) tiếc lắm. Đấy bạn thấy xuất cảnh sang mĩ có giá trị không ?

Nam vất vã lắm mới đánh bại được khoảng 6 nam nữ thanh niên ưu tú vào được trường ngoại thương. Mài mòn ghế nhà trường, đứng mòn bục thuyết trình, chạy bàn mòn mấy đôi giày để kiếm ít đồng. Cứ ngỡ ra trường sẽ kiếm được USD, ai dè càng học càng đuối trí, kiếm USD đâu hông thấy, thấy bàn toàn chuyện trên trời. Mấy anh chị ra trường khóa trước, trầy chà trầy chậc mãi mới có việc lương 150USD/tháng. Có người còn chẳng được. Thiệt tình. Đấy các bạn thấy giá trị chưa? Nhưng không sao, anh Nam là tay từng trải. Này chú, bi quan gì vậy, không gì đổi được nền tảng học vấn đâu. Tại anh ngốc, không thi đậu đại học thôi, chứ thi được anh cũng thi rồi. Giờ ra đường có cái mà lòe thiên hạ, còn có cái bụng kiến thức nữa, khi nào cần thì dùng đến. 78% người giàu coi trọng việc này đó em, còn nữa dân tộc thông minh nhất thế giới coi trí tuệ là tài sản lớn nhất, hơn tất cả tài sản trên thế gian này, chú biết vì sao không ? Thiệt, bây giờ thì biết rồi chứ hồi đó Nam chỉ nghĩ, thì có trí tuệ thì sẽ có vàng thôi chứ sao nữa. Ừ thì cũng đúng một phần, phần còn lại là chẳng thằng ăn cướp, ăn trộm nào lấy được trí tuệ của em hết. haha, Thấy tuyệt không ? Anh có thể kiếm vài đồng bỏ túi, nhưng tại anh ngốc nên không thể như người ta, vừa không phải lao động vất vã, vừa có thể kiếm nhiều tiền. Nói đến đấy, Nam nửa buồn, nửa vui. Nam thấy có người anh như vậy giá trị nhường nào!

Author – Thang Bui.

P/s : Đến giờ Nam vẫn đang bế tắc không biết phải làm gì tiếp vì đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, nhưng lúc nào cũng tự an ủi mình, tất cả cũng chỉ là tạm thời.

Hạnh phúc - đau khổ.

Có lần tôi hỏi thầy ! ông Thích Ca ổng có nói thế này :  " Đời là bể khổ " vậy thế quái nào mà ta vẫn cứ khư khư ôm lấy cái bể khổ ấy chứ hả thầy ?

Câu trả lời của thầy chẳng làm tôi hài lòng tí nào. Vì Thầy bảo : " Ổng nói cho hay thế thôi, chứ có thay đổi được gì đâu".  Các bạn có từng đặt những câu hỏi tương tự như vậy ? . Nhưng thầy có đáp lại thỉnh cầu của tôi làm tôi có phần khá thích thú như sau :

Thầy : Thực ra các em có biết "khổ" sinh ra từ đâu không ? 

Lớp :  im lặng một hồi, sau có một sinh viên nói gióng lên, nghèo thì khổ chứ sao !..
... Chí lý lắm. 

Thầy : Nhưng không phải ai cũng khổ vì nghèo. Lấy ví dụ của người xưa đi, liệu Socrate[1]  có những hành động rằng ông khổ vì nghèo không ? 

Thầy : Thực ra tại các em muốn giàu, nên thấy nghèo là khổ, có người chẳng cần giàu nên thấy nghèo thực ra cũng chẳng khổ.  Nói chung quy lại một câu khổ là từ bốn chữ mà ra là : "Sở cầu bất đắc".  Cầu mà không được thì đó là khổ. Cầu mà được ngay là sướng. Vì thế người ta đo lường mức độ hài lòng của khách hàng bằng cái thang đo tỷ lệ  mức độ đáp ứng/mức Kỳ vọng

Và chính vì cái sướng, khổ có cái nguồn gốc như vậy nên nó cũng mang tính khoảnh khắc. Nó chẳng dừng lại bao giờ. Đang nắng nóng, có một bóng râm nghỉ chân là thấy sướng. Đang thấy cô đơn, có thằng bạn đến chơi thế là sướng. ...  Có khi ngồi với người mình yêu cả buổi, chẳng nói được lời nào, nhưng vẫn thấy sướng, vì ta chỉ mong có vậy. . ..

Hay nghe người ta nói: Người này sướng, kẻ kia khổ. Làm gì có cái sướng cả đồi, khổ muôn thửa. Nó là hai mặt đối lập tồn tại song song nhau, Thể Nhị Nguyên là vậy, một khi không quan tâm đến sướng khổ nữa thì chính bản thân "nó" mới hiện ra. Và Thường thì chẳng ai nhận ra cái thể nhất nguyên và muốn theo đuổi nó cả. Lịch sử đã chứng minh, Nho giáo vượt trội hơn đạo gia về số người theo học và thực hành.

Hạnh phúc, đau khổ là khoảnh khắc. Chúng là những thứ khiến con người ta quay cuồng. Khi quá độ nó sẽ thoái trào như đỉnh của biểu đồ hình sin vậy !

Có một câu nói, có thể giúp con người ta không bị hạnh phúc làm mờ mắt, Không bị bi lụy bởi cái khổ đau cùng cực. Đó là :
 "Mọi thứ đều sẽ qua". 
Hạnh phúc, đau khổ không rảnh mà ở chơi mãi với ta. Đừng quá buồn quá vui mà xa rời cái cuộc sống này. hãy để hạnh phúc và đau khổ là những người bạn vẫn thường ghé thăm nhà, chứ đừng có mà ngồi lỳ ở nhà mình.